Máy trộn bê tông đầm lăn nên sử dụng loại nào? Ván khuôn trong thi công bê tông đầm lăn được sử dụng để làm gì?

Tôi có câu hỏi là máy trộn bê tông đầm lăn nên sử dụng loại nào? Ván khuôn trong thi công bê tông đầm lăn được sử dụng để làm gì? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.P đến từ Đồng Nai.

Bê tông đầm lăn là gì?

Bê tông đầm lăn được giải thích tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10403:2015 như sau:

Bê tông đầm lăn (Roller Compacted Concrete (RCC))
Loại bê tông không có độ sụt được tạo thành bởi hỗn hợp bao gồm cốt liệu nhỏ (cát thiên nhiên hoặc cát nghiền), cốt liệu lớn (đá dăm), chất kết dính (xi măng, phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn), nước, phụ gia đầy, phụ gia hóa học. Sau khi trộn, vận chuyển, san rải, được đầm chặt bằng thiết bị đầm lăn rung.

Như vậy, theo quy định trên thì bê tông đầm lăn là loại bê tông không có độ sụt được tạo thành bởi hỗn hợp bao gồm cốt liệu nhỏ (cát thiên nhiên hoặc cát nghiền), cốt liệu lớn (đá dăm), chất kết dính (xi măng, phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn), nước, phụ gia đầy, phụ gia hóa học. Sau khi trộn, vận chuyển, san rải, được đầm chặt bằng thiết bị đầm lăn rung.

bê tông đầm lăn

Máy trộn bê tông đầm lăn nên sử dụng loại nào? (Hình từ Internet)

Ván khuôn trong thi công bê tông đầm lăn được sử dụng để làm gì?

Ván khuôn trong thi công bê tông đầm lăn được sử dụng theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10403:2015 như sau:

Thi công bê tông đầm lăn
4.1 Công tác ván khuôn
Trong thi công đập BTĐL ván khuôn được sử dụng để tạo hình mặt thượng, hạ lưu đập, thành bao bọc hành lang đập và những kết cấu khác do thiết kế chỉ ra trong trong bản vẽ. Tùy theo hình dạng, quy mô bề mặt cụ thể của từng vị trí, để sử dụng các loại ván khuôn cho phù hợp. Ván khuôn phải có đủ cường độ để chịu được áp lực do đổ, đầm BTĐL và bê tông biến thái (BTBT) gây ra. Ngoài ra công tác ván khuôn phải tuân thủ theo điều 3 và tham khảo phụ lục A của tiêu chuẩn TCVN 4453 : 1995.

Như vậy, theo quy định trên thì ván khuôn trong thi công bê tông đầm lăn được sử dụng để tạo hình mặt thượng, hạ lưu đập, thành bao bọc hành lang đập và những kết cấu khác do thiết kế chỉ ra trong trong bản vẽ.

Máy trộn bê tông đầm lăn nên sử dụng loại nào?

Máy trộn bê tông đầm lăn nên sử dụng loại nào, thì theo quy định tại tiết 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10403:2015 như sau:

Thi công bê tông đầm lăn
4.2 Thiết bị thi công
4.2.1 Trạm trộn BTĐL: Bao gồm
4.2.1.1 Máy trộn
Máy trộn hỗn hợp BTĐL nên dùng loại trục đôi, có cánh trộn cưỡng bức. Năng suất thực tế của máy trộn phải lớn hơn cường độ thi công.
4.2.1.2 Thùng chứa và silô
Mỗi trạm trộn cần phải có số thùng chứa và phễu nạp phù hợp với cấp phối vật liệu. Cốt liệu được chuyển từ kho bằng hệ thống băng tải qua hệ thống cân và kiểm tra độ ẩm trước khi đưa vào phễu nạp.
Mỗi trạm trộn phải có đủ số lượng silô để chứa xi măng, phụ gia khoáng. Khả năng chứa của silô phải phù hợp với năng suất của trạm trộn. Cần phải có hệ thống tiếp nhận xi măng, phụ gia khoáng vào các silô đồng thời khi trạm trộn đang trong trạng thái làm việc. Dòng chảy xi măng và phụ gia khoáng từ silô vào máy trộn phải được điều chỉnh tự động từ phòng điều khiển. Các silô phải kín để không bị ảnh hưởng bởi nước mưa và phải sơn màu sáng để giảm bớt bức xạ ảnh nắng chiếu vào.
4.2.2 Thiết bị vận chuyển hỗn hợp BTĐL
Thiết bị vận chuyển hỗn hợp BTĐL có thể dùng băng tải hoặc xe ben tự đổ hoặc các phương tiện vận tải khác. Hệ thống băng tải cần có chiều rộng và tốc độ vận hành đáp ứng yêu cầu của sản xuất mà không gây rơi vãi vật liệu, không gây phân tầng hỗn hợp BTĐL và phải tuân thủ điều 6.3.6 trong TCVN 4453 : 1995. Khi dùng băng tải hoặc xe ben tự đổ cần có thiết bị phụ trợ che nắng che mưa. Tại các điểm xả chiều cao từ băng tải đến mặt khối đổ không được lớn hơn 1,5 m thì cần có ống trút dạng vòi voi nhằm tránh gây phân tầng vật liệu. Ống trút hỗn hợp BTĐL phải có đường kính lớn hơn 3 lần đường kính Dmax của cốt liệu thô.
4.2.3 Thiết bị san BTĐL
Thiết bị san hỗn hợp BTĐL trong thi công đập dùng máy ủi bánh xích với thiết bị định vị bằng tia la ze để điều chỉnh lưỡi ben khống chế độ dầy lớp rải, năng suất san rải của máy ủi phải phù hợp với năng suất của trạm trộn cung cấp hỗn hợp BTĐL. Máy ủi dùng để san hỗn hợp BTĐL phải có loại ben chuyên dụng để chống phân tầng.
4.2.4 Thiết bị đầm BTĐL
Chọn thiết bị đầm chấn động phải xét đến: Hiệu quả của đầm, lực chấn động, kích thước quả lăn, tần suất chấn động, biên độ chấn động, tốc độ lăn, yêu cầu về bảo dưỡng và độ tin cậy khi vận hành. Hiệu quả đầm phụ thuộc vào thành phần cấp phối, hình dạng của cốt liệu lớn, tính chất của BTĐL và được thông qua thí nghiệm; Thiết bị đầm bê tông đầm lăn bao gồm:
- Máy đầm lu rung cỡ lớn nặng từ bẩy đến mười tấn trở lên, có thể chọn loại có hai bánh thép hoặc một bánh thép (hai lốp chủ động);
- Máy đầm lu rung loại nhỏ: dùng để đầm nơi mặt bằng hẹp mà đầm lớn không thể đầm tới;
4.2.5 Thiết bị cắt khe
Máy cắt khe: yêu cầu cắt được khe đủ rộng, đủ sâu theo yêu cầu thiết kế, thường là sâu bằng chiều dầy một lớp đổ.

Như vậy, theo quy định trên thì máy trộn bê tông đầm lăn nên nên dùng loại trục đôi, có cánh trộn cưỡng bức. Năng suất thực tế của máy trộn phải lớn hơn cường độ thi công.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

678 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào