Máy mài tĩnh tại là gì? Có những mối nguy hiểm nào về mặt cơ khí có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy mài tĩnh tại?

Cho tôi hỏi Máy mài tĩnh tại là gì? Những vùng nguy hiểm chính đối với máy mài tĩnh tại được quy định như thế nào? Có những mối nguy hiểm nào về mặt cơ khí có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy mài tĩnh tại? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Máy mài tĩnh tại là gì?

Máy mài tĩnh tại được quy định tại tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12171:2017 (ISO 16089:2015) về Máy công cụ - An toàn - Máy mài tĩnh tại như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 12100:2010, TCVN 7384-1 (ISO 13849-1) và các thuật ngữ, định nghĩa sau.
3.1 Thuật ngữ chung
3.1.1
Máy mài (grinding machine)
Máy công cụ dùng để gia công các chi tiết gia công bằng các dụng cụ mài quay tròn.
CHÚ THÍCH: Máy có thể kết hợp các loại phương pháp mài khác nhau, ví dụ như mài trụ ngoài và mài trụ trong.
3.1.1.1
Máy mài tĩnh tại (stationary grinding machine)
Máy mài (3.1.1) được cố định tại vị trí trong quá trình vận hành.
CHÚ THÍCH 1: Đối với các loại và các nhóm của các loại máy mài tĩnh tại, xem 3.4.
CHÚ THÍCH 2: Trong nội dung phía dưới của tiêu chuẩn này, thuật ngữ "máy mài" sẽ đại diện cho "máy mài tĩnh tại".
...

Máy mài là máy công cụ dùng để gia công các chi tiết gia công bằng các dụng cụ mài quay tròn.

Máy mài có thể kết hợp các loại phương pháp mài khác nhau, ví dụ như mài trụ ngoài và mài trụ trong.

Theo đó, máy mài tĩnh tại là máy mài được cố định tại vị trí trong quá trình vận hành.

Máy mài tĩnh tại là gì? Có những mối nguy hiểm nào về mặt cơ khí có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy mài tĩnh tại?

Máy mài tĩnh tại (Hình từ Internet)

Những vùng nguy hiểm chính đối với máy mài tĩnh tại được quy định như thế nào?

Những vùng nguy hiểm chính đối với máy mài tĩnh tại được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12171:2017 (ISO 16089:2015) về Máy công cụ - An toàn - Máy mài tĩnh tại như sau:

Danh mục các mối nguy hiểm nghiêm trọng
...
4.2 Vùng nguy hiểm chính
Những vùng nguy hiểm chính là:
a) Khu vực gia công có (các) trục chuyển động và (các) trục bánh mài bao gồm (các) trục chỉnh sửa, dụng cụ kẹp chi tiết gia công, (các) trục chính kẹp gia công, (các) giá đỡ, ụ sau, (các) chi tiết gia công;
b) Thiết bị vận chuyển dùng để lắp/tháo chi tiết gia công;
c) Các ổ chứa dụng cụ bên trong và bên ngoài và các cơ cấu thay dụng cụ;
d) Hộp số;
e) Cơ cấu cam.
...

Theo đó, những vùng nguy hiểm chính đối với máy mài tĩnh tại bao gồm:

- Khu vực gia công có (các) trục chuyển động và (các) trục bánh mài bao gồm (các) trục chỉnh sửa, dụng cụ kẹp chi tiết gia công, (các) trục chính kẹp gia công, (các) giá đỡ, ụ sau, (các) chi tiết gia công;

- Thiết bị vận chuyển dùng để lắp/tháo chi tiết gia công;

- Các ổ chứa dụng cụ bên trong và bên ngoài và các cơ cấu thay dụng cụ;

- Hộp số;

- Cơ cấu cam.

Có những mối nguy hiểm nào về mặt cơ khí có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy mài tĩnh tại?

Những mối nguy hiểm nào có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy mài tĩnh tại được quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12171:2017 (ISO 16089:2015) về Máy công cụ - An toàn - Máy mài tĩnh tại như sau:

- Sự gần đúng của một bộ phận chuyển động đến một bộ phận cố định

+ Các hoạt động bằng tay trong vùng nằm giữa sản phẩm vật liệu mài và các bộ phận của máy mài, đặc biệt là giá đỡ gia công hoặc nằm giữa sản phẩm vật liệu mài và chi tiết gia công

+ Chuyển động chạy dao của sản phẩm vật liệu mài đến chi tiết gia công

+ Hoạt động bằng tay trong vùng lân cận của sản phẩm vật liệu mài hoặc trục chính

+ Kẹp dụng cụ và chi tiết gia công

- Các bộ phận chuyển động

+ Hoạt động trong vùng của các trục di chuyển, các bộ phận máy chuyển động, và trong vùng của các thiết bị chất tải tự động trong khi gia công, cài đặt, bảo dưỡng và sửa chữa.

+ Chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn máy chi tiết gia công.

+ Các hoạt động trong vùng của các bệ làm việc

- Các bộ phận quay: Tiếp xúc không theo dự định với sản phẩm vật liệu mài quay trong khi lắp và tháo và/hoặc khi đo

- Các bộ phận nhọn và cắt; các cạnh sắc: Tiếp xúc không theo dự định với các cạnh sắc của chi tiết gia công trong khi lắp và tháo và/hoặc khi đo

- Các vật bị rơi hoặc văng ra

+ Sự văng ra hoặc rơi xuống của vật liệu, các bộ phận và các mảnh trong khi khởi động, cài đặt, vận hành mài, thay sản phẩm vật liệu mài, bảo dưỡng hoặc tháo máy.

+ Chi tiết gia công rơi xuống.

+ Vỡ sản phẩm vật liệu mài.

+ Các bộ phận máy bị văng ra sau khi vỡ hoặc trong vùng lân cận của máy.

- Trọng lực

+ Rơi các chi tiết máy di động được trong khi cài đặt, như trong khi thay sản phẩm vật liệu mài hoặc chi tiết gia công do trọng lực.

+ Các hoạt động trong vùng của các bệ làm việc hoặc tại các kho

- Áp lực cao: Tại các bộ phận thủy lực khi ở tại hoặc ở trong vùng lân cận của máy, đặc biệt là trong khi lắp đặt và tháo dỡ máy

- Độ ổn định: Rơi hoặc lật của một máy không được cố định hoặc của các bộ phận máy khi ở tại hoặc ở trong vùng lân cận của máy

- Bề mặt gồ ghề, trơn: Các hoạt động trong sàn nhà và vùng bước qua tại và xung quanh máy và đưa vào một độ cao do

+ Sự văng ra hoặc sự đổ ra của chất lỏng gia công kim loại, các chất bôi trơn hoặc chất lỏng thủy lực;

+ Sác chất còn lại chứa trong các chất lỏng bị văng ra;

+ Rào chắn không đủ hoặc các thiết bị chứa khác, đặc biệt tại các vị trí mà ở đó có rủi ro của rơi.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

801 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào