Máy khoan cọc nhồi khi tham gia giao thông không sử dụng đèn chiếu sáng khi có sương mù sẽ bị xử phạt như thế nào?

Máy khoan cọc nhồi buộc phải bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như thế nào thì mới được tham gia giao thông? Nếu không sử dụng đèn chiếu sáng khi có sương mù sẽ bị xử phạt ra sao? - Câu hỏi của anh Tùng (An Giang).

Để điều khiển máy khoan cọc nhồi thì bắt buộc phải có những giấy tờ, chứng chỉ gì?

Máy khoan cọc nhồi

Máy khoan cọc nhồi (Hình từ Internet)

Theo Điều 3 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT có quy định:

Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ sử dụng trong Thông tư này bao gồm:
1. Xe máy chuyên dùng (sau đây viết tắt là xe) gồm các loại xe được nêu trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7772:2007 “Xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại” và các loại xe được nêu tại mục C của Phụ lục I và mục D của Phụ lục II của Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 07 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.

Căn cứ Mục 3 TCVN 7772:2007 xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại như sau:

Máy khoan cọc nhồi

Máy khoan cọc nhồi được xếp vào xe máy chuyên dùng bao gồm những loại sau: Máy khoan cọc nhồi kiểu xoay, máy khoan cọc nhồi kiểu xoay bánh lốp, máy khoan cọc nhồi kiểu xoay bánh xích, máy khoan cọc nhồi kiểu đập, máy khoan cọc nhồi kiểu đập bánh lốp, máy khoan cọc nhồi kiểu đập bánh xích.

Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Đăng ký xe;
b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này.

Như vậy, máy khoan cọc nhồi được xác định là xe máy chuyên dùng, đối với điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông cần phải có:

- Giấy tờ đăng ký xe;

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

- Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng;

Máy khoan cọc nhồi buộc phải bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như thế nào thì mới được tham gia giao thông?

Căn cứ Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng
1. Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Có đèn chiếu sáng;
d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;
e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp, thu hồi đăng ký, biển số; quy định danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số và kiểm định xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Theo đó, máy khoan cọc nhồi buộc phải bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như sau:

- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

- Có đèn chiếu sáng;

- Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

- Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;

- Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.

Máy khoan cọc nhồi không sử dụng đèn chiếu sáng khi có sương mù sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
...

Theo đó, máy khoan cọc nhồi không sử dụng đèn chiếu sáng khi sương mù sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,759 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào