Máy đào hầm dùng để xây dựng đường hầm, giếng và các công trình lòng đất khác gồm những loại cụ thể nào?
Máy đào hầm dùng để xây dựng đường hầm, giếng gồm những loại nào?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12859:2020 về Máy đào hầm - Yêu cầu an toàn, máy đào hầm được quy định như sau:
"3.1
Máy đào hầm (Tunnelling machinery)
Máy được sử dụng để đào và xây dựng đường hầm và giếng được mô tả trong các Điều từ 3.2 đến 3.10."
Từ tiểu mục 3.2 đến tiểu mục 3.10 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12859:2020 về Máy đào hầm - Yêu cầu an toàn có quy định các loại máy đào hầm bao gồm:
"3.2
Máy đào kiểu khiên (Shield machine)
Kết cấu chống đỡ hầm có khả năng điều khiển được để đảm bảo cho việc đào hầm có thể tiến hành bằng thủ công, cơ khí hay thủy lực. Công việc xây dựng hầm có thể được tiến hành bên trong máy đào kiểu khiên.
CHÚ THÍCH 1: Máy đào kiểu khiên được di chuyển về phía trước nhờ tựa vào lớp vỏ hầm. Xem Hình A.1. Máy đào kiểu khiên có dạng kết cấu chống đỡ thành bên và /hoặc kết cấu chống đỡ hướng tâm. Ngoài ra máy còn có các dạng khác nhau để chống đỡ bề mặt và kiểm soát lượng nước ngầm.
3.3
Máy đào hầm có khiên (Shielded tunnel boring machine)
Máy đào hầm có khiên để đào trên toàn bộ gương đào, có một hoặc nhiều đầu cắt có chuyển động quay trong đó đầu cắt được tách ra khỏi phần phía sau của khiên đào bởi một vách ngăn khoang đào. Lượng vật liệu đi qua vách ngăn khoang đào có thể điều khiển được.
CHÚ THÍCH 1: Các phản lực sinh ra trong quá trình đào được truyền vào lớp vỏ hầm. Xem ở Hình A.2.
3.4
Máy đào hầm có khiên kiểu tự bước (Telescopic shield machine)
Máy đào hầm có khiên định nghĩa trong Điều 3.3 được lắp đặt hệ thống kẹp mô tả trong Điều 3.12.
CHÚ THÍCH 1: Máy đào hầm có khiên kiểu tự bước được biết đến như một máy đào có khiên đôi.
3.5
Máy đào hầm không có khiên (Unshielded tunnel boring machine)
Máy đào cơ học sử dụng đầu cắt có chuyển động quay. Máy không có khiên đào để chống sập đất nhưng máy có một khiên để bảo vệ đầu cắt. Xem Hình A.3.
CHÚ THÍCH 1: Momen xoắn và lực đẩy dọc được cân bằng nhờ neo toàn bộ máy vào nền đất bằng một hệ thống kẹp.
3.6
Máy khoan mở rộng (Reaming machine)
Máy đào hầm không có khiên được sử dụng để mở rộng lỗ khoan dẫn bằng một hoặc nhiều bước.
CHÚ THÍCH 1: Hầu hết các trường hợp máy đào hầm không có khiên tiến hành đào trên toàn bộ gương đào của đường hầm. Tuy nhiên, một vài trường hợp, hầm được thi công qua hai hoặc nhiều bước, đầu tiên tiến hành khoan một lỗ dẫn có kích thước nhỏ hơn, sau đó mở rộng lỗ khoan đó bằng một hoặc nhiều bước khoan. Phương pháp này được gọi là khoan mở rộng. Máy được sử dụng theo nguyên lý giống như một máy đào hầm không có khiên khi thi công toàn bộ đường hầm trong một bước.
3.7
Máy khoan giếng (Shaft boring machine)
Máy đào hầm được định nghĩa từ Điều 3.2 đến 3.6 được thiết kế để làm việc theo phương thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng
3.8
Máy đào hầm mini (Micro tunnelling machine)
Máy đào hầm có khiên không có người bên trong khi vận hành được điều khiển từ xa bởi người vận hành từ bên ngoài hầm (chỉ khi máy không làm việc mới được phép tiếp cận để làm công tác bảo trì), Xem Hình A.4
3.9
Máy khoan ép (Thrust boring machine)
Máy được dùng để thi công đường ống bằng cách ép đất.
3.10
Máy khoan kiểu vít xoắn (Auger boring machine)
Máy không có khả năng điều khiển hướng dùng để thi công đường ống. Máy sử dụng một vít xoắn liên tục để khoan và vận chuyển phoi đất."
Máy đào hầm (Hình từ Internet)
Các quy định chung về yêu cầu an toàn và các biện pháp bảo vệ khi thiết kế máy đào hầm là gì?
Căn cứ quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12859:2020 về Máy đào hầm - Yêu cầu an toàn, quy định chung về yêu cầu an toàn cần đáp ứng đối với máy đào hầm cụ thể như sau:
"5.1 Quy định chung
Máy đào hầm phải tuân theo yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ của điều này.
Ngoài ra, máy đào hầm phải được thiết kế theo nguyên tắc quy định trong TCVN 7383 (ISO 12100) cho các mối nguy hiểm có liên quan nhưng không đáng kể và không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này."
Các góc và cạnh sắt cũng như bề mặt nóng của máy đào hầm được quy định như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 5.2.1 và tiểu mục 5.2.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12859:2020 về Máy đào hầm - Yêu cầu an toàn, các tiểu chuẩn cụ thể đối với các góc và cạnh sắt cũng như bề mặt nóng của máy đào hầm được quy định như sau:
"5.2.1 Các góc và cạnh sắc
Các bộ phận có thể tiếp cận của máy đào hầm phải được thiết kế và chế tạo sao cho giảm thiểu các cạnh sắc, góc nhọn hoặc bề mặt thô ráp có khả năng gây nên chấn thương.
Thiết kế phải phù hợp với ISO 12508:1994.
5.2.2 Bề mặt nóng
Trong các khu vực tiếp cận của máy tồn tại mối nguy hiểm do tiếp xúc với bề mặt nóng không được bao che phải áp dụng các biện pháp phù hợp:
a) Để hạn chế nhiệt độ trên bề mặt nóng, xem hướng dẫn trong ISO 13732-1;
b) Để ngăn cản việc tiếp xúc với các bề mặt/bộ phận nóng bằng lưới hoặc rào bảo vệ tại nơi không thể hạn chế nhiệt độ bề mặt;
c) Đặt biển cảnh báo đối với các rủi ro còn lại, xem 7.2.1 và 7.3.2."
Như vậy, đối với việc thiết kế và xây dựng máy đào hầm phục vụ công tác xây đường hầm, giếng và các công trình lòng đất khác, pháp luật hiện hành quy định những loại máy đào hầm cụ thể cũng như các yêu cầu về an toàn và biện pháp bảo vệ đối với máy đào hầm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.