Mẫu yêu cầu sơ bộ về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Mẫu yêu cầu sơ bộ về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Các tài liệu làm rõ, chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư có được dùng làm căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu không?
- Tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư gửi sau thời điểm đóng thầu có hiệu lực không?
Mẫu yêu cầu sơ bộ về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
Mẫu yêu cầu sơ bộ về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được sử dụng theo mẫu bảng số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BKHĐT sau đây.
Tải về Mẫu yêu cầu sơ bộ về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư hiện nay.
Mẫu yêu cầu sơ bộ về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? (Hình từ Internet)
Các tài liệu làm rõ, chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư có được dùng làm căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu không?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:
Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư để bảo đảm lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm, có phương án kỹ thuật, tài chính khả thi để thực hiện dự án.
2. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp, nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó bị loại.
3. Khi đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải kiểm tra các nội dung về kỹ thuật, tài chính của hồ sơ dự thầu để xác định hồ sơ dự thầu không có những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót các nội dung cơ bản, trong đó:
a) Sai khác là các khác biệt so với yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu; đặt điều kiện là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu; bỏ sót nội dung là việc nhà đầu tư không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu;
b) Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong hồ sơ dự thầu;
c) Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản hồ sơ mời thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai khác không nghiêm trọng trong hồ sơ dự thầu liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được làm ảnh hưởng đến đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương của nhà đầu tư. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư sẽ bị loại.
Theo đó, để bảo đảm lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm, có phương án kỹ thuật, tài chính khả thi để thực hiện dự án thì việc đánh giá hồ sơ dự thầu được căn cứ vào các tài liệu sau:
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu;
- Căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư.
Như vậy, các tài liệu làm rõ, chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư là một trong những căn cứ được dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm, có phương án kỹ thuật, tài chính khả thi để thực hiện dự án.
Tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư gửi sau thời điểm đóng thầu có hiệu lực không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:
Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, thay thế, rút hồ sơ dự thầu
1. Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
2. Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà đầu tư nộp trước thời điểm đóng thầu và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư tham dự thầu, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu.
3. Khi có yêu cầu sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư khi nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.
4. Hồ sơ dự thầu hoặc các tài liệu được nhà đầu tư gửi bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ, không được mở và bị loại, trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư.
Theo đó, đối với hồ sơ dự thầu hoặc các tài liệu mà nhà đầu tư gửi cho bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ, sẽ không được mở và bị loại.
Tuy nhiên đối với tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư có thể được gửi sau thời điểm đóng thầu.
Như vậy, nhà đầu tư gửi các tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư sau thời điểm đóng thầu thì vẫn hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.