Mẫu văn bản đề nghị nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
- Dự án đầu tư đã được cấp GCN đăng ký đầu tư nhưng sau khi điều chỉnh dẫn đến không thuộc trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì làm thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
- Trường hợp nào không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Dự án đầu tư đã được cấp GCN đăng ký đầu tư nhưng sau khi điều chỉnh dẫn đến không thuộc trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì làm thế nào?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định, đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng có nội dung được điều chỉnh dẫn đến không thuộc trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư (nếu nhà đầu tư có nhu cầu) và tiếp tục thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Dự án đầu tư đã được cấp GCN đăng ký đầu tư nhưng sau khi điều chỉnh dẫn đến không thuộc trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì làm thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu văn bản đề nghị nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định như sau:
Mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư
1. Mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam quy định tại Phụ lục A.
2. Mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài quy định tại Phụ lục B.
3. Mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư quy định tại Phụ lục C.
Theo đó, văn bản đề nghị nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định theo Mẫu A.I.19 ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT.
TẢI VỀ Mẫu văn bản đề nghị nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trường hợp nào không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
...
Như vậy, theo quy định, các trường hợp sau đây không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
(1) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
(2) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nêu trên;
(3) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Lưu ý: Đối với dự án đầu tư ở mục (1) và mục (3) nếu nhà đầu tư có nhu cầu thì vẫn có thể xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.