Mẫu văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi mẫu văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định thế nào? Thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động cho công nhân, viên chức quốc phòng là bao lâu? Câu hỏi của anh T.M.N từ Long An.

Mẫu văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định thế nào?

Mẫu văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 136/2020/TT-BQP như sau:

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động
Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ theo Điều 57 Luật an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện như sau:
1. Sổ BHXH.
2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ (Mẫu số 03H-HBQP).
3. Biên bản điều tra TNLĐ (Mẫu số 03K-HBQP hoặc Mẫu số 03M- HBQP) và Bản khai báo TNLĐ về Bộ Quốc phòng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2017/TT-BQP ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ trong Bộ Quốc phòng.
...

Như vậy, mẫu văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định theo Mẫu số 03H-HBQP ban hành kèm theo Thông tư 136/2020/TT-BQP.

Mẫu văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định thế nào?

TẢI VỀ mẫu văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với công nhân, viên chức quốc phòng tại đây.

Mẫu văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định thế nào?

Mẫu văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động cho công nhân, viên chức quốc phòng là bao lâu?

Thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 20 Thông tư 136/2020/TT-BQP như sau:

Thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người lao động điều trị ổn định xong ra viện, cơ quan nhân sự hoàn thiện hồ sơ, giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động (bao gồm cả thời gian di chuyển hồ sơ).
2. Khi có kết quả giám định suy giảm khả năng lao động, trong thời hạn 15 ngày đối với cấp trung đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp sư đoàn và tương đương, 05 ngày đối với cấp đơn vị trực thuộc Bộ hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ, gửi BHXH Bộ Quốc phòng.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, BHXH Bộ Quốc phòng hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ đối với người lao động.
4. Trường hợp người lao động phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
5. Trường hợp hồ sơ không được giải quyết thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, theo quy định, thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động cho công nhân, viên chức quốc phòng là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trong thời hạn này Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng phải hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ đối với người lao động.

Trường hợp hồ sơ không được giải quyết thì phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động lần đầu của công nhân, viên chức quốc phòng được lưu trữ thế nào?

Việc lưu trữ hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động lần đầu được quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 136/2020/TT-BQP như sau:

Quản lý, lưu trữ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất
...
2. Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, BNN
a) Hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng
- Hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng được lập thành 05 bộ, lưu tại BHXH Việt Nam: 01 bộ; BHXH Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương nơi trực tiếp quản lý người lao động: 01 bộ (để giới thiệu chuyển về địa phương khi người lao động thôi phục vụ trong quân đội hoặc di chuyển trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng); người lao động: 01 bộ;
- Phiếu truy trả trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng (Mẫu số 03N-HBQP) lập 01 bản; lưu tại cơ quan Tài chính cấp trung đoàn và tương đương nơi trực tiếp chi trả cho người lao động;
- Phiếu điều chỉnh trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng (Mẫu số 03P-HBQP hoặc Mẫu số 03Q-HBQP) lập 01 bản được gửi kèm theo Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH gửi về địa phương (Mẫu số 10A-HBQP);
b) Hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần được lập thành 03 bộ, lưu tại BHXH Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; người lao động: 01 bộ.
...

Như vậy, theo quy định, hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động lần đầu của công nhân, viên chức quốc phòng được lập thành 03 bộ:

- Lưu tại Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ;

- Cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ lưu 01 bộ;

- Người lao động lưu 01 bộ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

860 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào