Mẫu văn bản đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm mới nhất?
- Mẫu văn bản đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm mới nhất?
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm trong thời gian nào?
- Thời hạn thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là bao lâu?
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm không được gia hạn giấy phép thì có phải thanh lý các hợp đồng về dịch vụ việc làm đang thực hiện?
Mẫu văn bản đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm mới nhất?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định, mẫu văn bản đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu văn bản đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Mẫu văn bản đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm mới nhất? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm trong thời gian nào?
Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Gia hạn giấy phép
1. Doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải bảo đảm các quy định sau:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
c) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;
d) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm hết hạn của giấy phép ít nhất 20 ngày làm việc.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) Các văn bản quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước thời điểm hết hạn của giấy phép ít nhất là 20 ngày làm việc.
Thời hạn thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là bao lâu?
Thời hạn thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Gia hạn giấy phép
...
3. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép
a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị gia hạn giấy phép;
b) Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không gia hạn giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định, thời hạn cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Trường hợp không gia hạn giấy phép thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm không được gia hạn giấy phép thì có phải thanh lý các hợp đồng về dịch vụ việc làm đang thực hiện?
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trong trường hợp không được gia hạn giấy phép được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
1. Thanh lý các hợp đồng về dịch vụ việc làm đang thực hiện; thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động dịch vụ việc làm đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm trên ít nhất 01 báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
Như vậy, theo quy định, trường hợp doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm không được gia hạn giấy phép thì thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc không gia hạn:
- Phải thanh lý các hợp đồng về dịch vụ việc làm đang thực hiện.
- Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động dịch vụ việc làm đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.