Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Đề án thành lập văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng gồm các nội dung nào?
- Ai có thẩm quyền chấp thuận thành lập về văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay được quy định tạu Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 53/2018/TT-NHNN như sau:
Tải về mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất tại đây.
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay
Đề án thành lập văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng gồm các nội dung nào?
Đề án thành lập văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng gồm các nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 53/2018/TT-NHNN như sau:
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
1. Văn bản của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3. Đề án thành lập chi nhánh, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên viết tắt bằng tiếng Việt, địa chỉ trụ sở, nội dung hoạt động;
b) Lý do thành lập và lựa chọn địa bàn thành lập;
c) Cơ cấu tổ chức: sơ đồ tổ chức của chi nhánh, dự kiến nhân sự chủ chốt (Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận chuyên môn);
đ) Nghiên cứu khả thi: phân tích môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu, các cơ hội kinh doanh và kế hoạch chiếm lĩnh thị trường;
đ) Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu, trong đó tối thiểu bao gồm: dự kiến bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; căn cứ xây dựng phương án và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm.
4. Đề án thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có); tên viết tắt bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có); địa chỉ; nội dung hoạt động;
b) Lý do, nhu cầu thành lập;
c) Dự kiến nhân sự chủ chốt (Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận chuyên môn, người đứng đầu văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp);
d) Kế hoạch hoạt động dự kiến trong 03 năm đầu.
Như vậy, theo quy định trên thì đề án thành lập văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có); tên viết tắt bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có); địa chỉ; nội dung hoạt động;
- Lý do, nhu cầu thành lập;
- Dự kiến nhân sự chủ chốt (Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận chuyên môn, người đứng đầu văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp);
- Kế hoạch hoạt động dự kiến trong 03 năm đầu.
Ai có thẩm quyền chấp thuận thành lập về văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng?
Ai có thẩm quyền chấp thuận thành lập về văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 53/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2022/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thống đốc) xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận:
a) Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
b) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận:
a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trên địa bàn (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động);
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trên địa bàn.
Như vậy, theo quy định trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận thành lập về văn phòng đại diện của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.