Mẫu tờ trình thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu tờ trình thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo mẫu số 05 Phụ lục II Mẫu tờ trình thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo có đề xuất trương đầu tư, dự án đầu tư công; báo cáo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; nghị quyết, quyết định về chủ trương đầu tư chương trình, dự án kèm theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tải mẫu tờ trình thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B mới nhất năm 2023. Tải về
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B (Hình từ Internet)
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Đầu tư công 2019, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 169 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C bao gồm:
1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động xã hội; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;
7. Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
Theo đó, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B phải có những nội dung sau đây:
- Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
- Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
- Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
- Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;
- Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động xã hội; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;
- Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
- Giải pháp tổ chức thực hiện.
Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B tại nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, B, C tại nước ngoài
1. Nguyên tắc quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công tại nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 3 của Luật Đầu tư công và các quy định tại Nghị định này.
2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công tại nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật Đầu tư công.
Theo đó, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B tại nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Nghị định 40/2020/NĐ-CP và khoản 2, 3 Điều 3 Luật Đầu tư công 2019 cụ thể:
Áp dụng Luật Đầu tư công, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
...
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Việc thực hiện chương trình, dự án đầu tư công tại nước ngoài tuân thủ quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.