Mẫu Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ và đề xuất nhu cầu hỗ trợ đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản là mẫu nào?
- Mẫu Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ và đề xuất nhu cầu hỗ trợ đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản là mẫu nào?
- Doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản có tổng nguồn vốn của năm là 01 tỷ được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ đúng không?
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thủy sản được hỗ trợ tối đa bao nhiêu tiền giá trị hợp đồng tư vấn?
Mẫu Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ và đề xuất nhu cầu hỗ trợ đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản là mẫu nào?
Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và đề xuất nhu cầu hỗ trợ được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Theo đó, mẫu Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ và đề xuất nhu cầu hỗ trợ như sau:
>> Xem mẫu Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ và đề xuất nhu cầu hỗ trợ đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản. TẢI VỀ <<
Doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản có tổng nguồn vốn của năm là 01 tỷ được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể như sau:
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản có tổng nguồn vốn của năm là 01 tỷ được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ khi sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người.
Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng thì cũng được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ.
Mẫu Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ và đề xuất nhu cầu hỗ trợ đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản là mẫu nào? (hình từ Internet)
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thủy sản được hỗ trợ tối đa bao nhiêu tiền giá trị hợp đồng tư vấn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
...
2. Nội dung hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành) như sau:
a) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp xã hội;
b) Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp xã hội;
c) Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa hoặc không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp xã hội.
Theo đó, doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thủy sản đưuọc hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm.
Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thủy sản được hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/năm giá trị hợp đồng tư vấn.
Ngoài ra, doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp xã hội được hỗ trợ tối đa 70 triệu đồng/năm giá trị hợp đồng tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.