Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Có chấm dứt giám hộ khi người được giám hộ được nhận làm con nuôi?

Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Có chấm dứt giám hộ khi người được giám hộ được nhận làm con nuôi không? Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ khi người được giám hộ được nhận làm con nuôi là gì?

Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào?

Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ mới nhất đang được áp dụng hiện nay được ban hành tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP như sau:

Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào?

TẢI VỀ Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ mới nhất

Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào?

Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? (hình từ internet)

Có chấm dứt giám hộ khi người được giám hộ được nhận làm con nuôi không?

Căn cứ theo Điều 62 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Chấm dứt việc giám hộ
1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Theo quy định nêu trên thì việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Người được giám hộ chết;

- Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

Như vậy, chấm dứt giám hộ khi người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ khi người được giám hộ được nhận làm con nuôi là gì?

Căn cứ theo Điều 63 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Hậu quả chấm dứt việc giám hộ
1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

Như vậy, trường hợp chấm dứt giám hộ do người được giám hộ được nhận làm con nuôi thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.

Thay đổi người giám hộ trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Thay đổi người giám hộ
1. Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:
a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này;
b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
2. Trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật này.
3. Thủ tục thay đổi người giám hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Như vậy, người giám hộ được thay đổi trong 04 trường hợp sau đây:

- Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015;

- Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;

- Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

- Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
247 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào