Mẫu thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mới nhất hiện nay?
- Mẫu thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mới nhất hiện nay?
- Bảo hiểm xã hội tỉnh phải thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp với trung tâm dịch vụ việc làm khi nào?
- Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Mẫu thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mới nhất hiện nay?
Mẫu thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được quy định tại khoản 14 Điều 19 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư
...
13. Đề nghị của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động chuyển đến về việc tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 13.
14. Thông báo của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp với trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 14.
15. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 15.
...
Như vậy, theo quy định, mẫu thông báo của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp với trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
TẢI VỀ Mẫu thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
Mẫu thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm xã hội tỉnh phải thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp với trung tâm dịch vụ việc làm khi nào?
Trường hợp phải thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
6. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn nêu trên, tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bảo hiểm xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
...
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp nếu:
Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn nêu trên thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Các trường hợp người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Các trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, bao gồm:
...
b) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ví dụ 6: Ông Trần Văn S có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông S tính từ ngày 20/02/2015 đến ngày 19/5/2015. Tuy nhiên, đến ngày 19/8/2015 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) ông S vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà ông S được bảo lưu là 12 tháng (tương ứng với 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông S không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp).
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì có thể được xem xét bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.