Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 dành cho doanh nghiệp, sinh viên, khách hàng theo quy định mới nhất?

Cho tôi tham khảo một số mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 dành cho doanh nghiệp, sinh viên, khách hàng được không? Ngoài ra, nếu tặng quà, chiêu đãi khi tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Bảo ở Long An.

Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 năm 2023 dành cho doanh nghiệp, sinh viên, khách hàng theo quy định mới nhất?

Theo điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định ngày Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm (ngày 10 tháng 3 âm lịch) thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 1 ngày.

Tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa quy định về mẫu thông báo nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương dành cho doanh nghiệp, sinh viên, khách hàng cụ thể, tuy nhiên có thể tham khảo một số mẫu dưới đây:

1. Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 dành cho doanh nghiệp

Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 dành cho doanh nghiệp tại đây.

2. Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng

Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng tại đây.

3. Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 dành cho sinh viên

Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 dành cho sinh viên tại đây.

Khi tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại các cơ quan nhà nước thì quy định mặc trang phục như thế nào?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Trang phục
1. Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng dự lễ lịch sự, phù hợp theo quy định của Ban Tổ chức.
2. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Không dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương. Chỉ sử dụng phù hiệu đối với thành viên Ban Tổ chức.

Theo đó, khi tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại các cơ quan nhà nước thì quy định mặc trạng phục như sau:

- Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng dự lễ lịch sự, phù hợp theo quy định của Ban Tổ chức.

- Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.

- Không dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương. Chỉ sử dụng phù hiệu đối với thành viên Ban Tổ chức.

Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (Hình từ Internet)

Tặng quà, chiêu đãi khi tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại các cơ quan nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định cụ thể:

Biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi
1. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật thì chương trình phải phù hợp với nội dung buổi lễ; thời gian biểu diễn không quá 30 phút và phải được ghi rõ trong giấy mời.
2. Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.

Theo đó, không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo), không tổ chức chiêu đãi trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tại các cơ quan nhà nước.

Cơ quan nhà nước tổ chức ngoài trời lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được trang trí như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Trang trí buổi lễ
...
3. Tổ chức ngoài trời:
a) Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;
b) Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường.
...

Theo đó, buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định.

Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường. Cụ thể:

- Treo Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và Đảng kỳ về phía bên trái của lễ đài; Quốc kỳ ở bên phải, Đảng kỳ ở bên trái (nhìn từ phía dưới lên);

- Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ hoặc phía dưới giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên);

- Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương trên nền phông về phía bên phải lễ đài. Nếu kết hợp trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;

- Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lẵng hoa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng được đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt nhiều lẵng hoa, cây cảnh trên lễ đài;

- Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định;

- Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ;

- Khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
4,116 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào