Mẫu thông báo không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng mới nhất như thế nào?
- Mẫu thông báo không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng mới nhất như thế nào?
- Căn cứ vào đâu để Ngân hàng Nhà nước thông báo không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá theo phương thức trực tiếp?
- Sở Giao dịch có trách nhiệm gì đối với chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng?
Mẫu thông báo không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng mới nhất như thế nào?
Mẫu thông báo không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng mới nhất được quy định tại Mẫu 07B/NHNN-CK ban hành kèm theo Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Tải về mẫu thông báo không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng mới nhất tại đây.
Mẫu thông báo không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng mới nhất như thế nào?
Căn cứ vào đâu để Ngân hàng Nhà nước thông báo không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá theo phương thức trực tiếp?
Căn cứ vào đâu để Ngân hàng Nhà nước thông báo không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá theo phương thức trực tiếp, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Trình tự thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
1. Trình tự thực hiện nghiệp vụ chiết khấu theo phương thức trực tiếp
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá thông qua đại diện giao dịch gửi 01 giấy đề nghị chiết khấu (theo Mẫu số 05/NHNN-CK) theo đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp về Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền).
Căn cứ giấy đề nghị chiết khấu và hạn mức chiết khấu chưa sử dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) xem xét quyết định và thông báo chấp nhận (theo Mẫu số 07A/NHNN-CK) hoặc thông báo không chấp nhận (theo Mẫu số 07B/NHNN-CK) trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được Giấy đề nghị chiết khấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Trình tự thực hiện nghiệp vụ chiết khấu theo phương thức gián tiếp.
a) Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua đại diện giao dịch gửi Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu (theo Mẫu 04A-NHNN-CK) theo đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp về Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền và Cục Công nghệ tin học, mỗi đơn vị 01 giấy đăng ký) để được cấp mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử và phân quyền trong giao dịch chiết khấu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì căn cứ vào giấy đề nghị chiết khấu và hạn mức chiết khấu chưa sử dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) thông báo không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá theo phương thức trực tiếp, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được Giấy đề nghị chiết khấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Sở Giao dịch có trách nhiệm gì đối với chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng?
Đối với chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, thì Sở Giao dịch có trách nhiệm được quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
- Hướng dẫn quy trình thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền;
- Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hạn mức chiết khấu đã được thông báo, thu hồi nợ gốc và lãi theo quy định tại Thông tư này;
- Tổ chức giao nhận, lưu giữ, bảo quản giấy tờ có giá được chiết khấu, hồ sơ tài liệu, hoàn trả giấy tờ có giá và hạch toán giấy tờ có giá theo quy định;
- Đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý các vấn đề về chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá và xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chiết khấu;
- Thực hiện lưu ký giấy tờ có giá được sử dụng để chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định, xác nhận lưu ký giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu đang lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
- Thực hiện các thủ tục về chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước;
- Lập và xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm cam kết mua lại giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;
- Định kỳ hàng quý tổng hợp kết quả thực hiện nghiệp vụ chiết khấu của toàn hệ thống báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng thời gửi Vụ Tín dụng và Vụ Chính sách tiền tệ (theo Mẫu số 08/NHNN-CK);
- Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghiệp vụ chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.