Mẫu Thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị của Nhà đầu tư áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư là mẫu nào?
Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị của Nhà đầu tư trong trường hợp nào?
Căn cứ tại điểm a, b khoản 2 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư:
Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 48 của Luật Đầu tư.
2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
b) Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư 2020 về chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Như vậy, cơ quan đăng ký đầu tư thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị của Nhà đầu tư trong trường hợp:
- Nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
- Dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp
- Dự án đầu tư hết thời hạn hoạt động
Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị của Nhà đầu tư trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Mẫu Thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị của Nhà đầu tư áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư là mẫu nào?
Mẫu Thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị của Nhà đầu tư áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư là Mẫu A.II.17a được ban hành kèm theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT.
Tải về mẫu Thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị của Nhà đầu tư áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.
Cơ quan nào có nhiệm vụ trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 69 Luật Đầu tư 2020 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
...
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
d) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;
đ) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư;
e) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
g) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư;
h) Cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
i) Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
k) Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở nước ngoài;
l) Kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư, quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư theo thẩm quyền;
m) Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền;
n) Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý nhà nước về đầu tư theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, cơ quan có nhiệm vụ trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư, quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư theo thẩm quyền là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong đó, theo quy định tại Điều 1 Nghị định 89/2022/NĐ-CP thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.