Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 có phải là ngày lễ lớn không?

Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 có phải là ngày lễ lớn không? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 giáo viên có được nghỉ không? Nhà nước có những chính sách nào đối với nhà giáo?

Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 có phải là ngày lễ lớn không?

Xem thêm >> Mẫu Bài phát biểu Ngày 20 11 cho học sinh cấp 1,2,3 hay, ý nghĩa?

Xem thêm >> Mẫu Bài phát biểu Ngày 20 11 cho Sinh viên đại học hay, ý nghĩa?

Xem thêm >> Mẫu banner chào mừng ngày 20 11 thiết kế đơn giản, đẹp?

Tham khảo mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 dưới đây

Mẫu 1: thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11

Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa

Mẫu 2: thiệp chúc mừng ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam

Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa

Mẫu 3: thiệp chúc mừng ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam

Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa

Mẫu 4: thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11

Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa

Mẫu 5: thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11

Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa

Xem thêm: Lời chúc 20/11 dành cho cô giáo hay, ý nghĩa

Ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam có phải ngày lễ lớn hay không?

Theo tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam không phải là ngày lễ lớn trong năm.

Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 có phải là ngày lễ lớn không?Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 có phải là ngày lễ lớn không? (Hình từ Internet)

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 giáo viên có được nghỉ không?

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 giáo viên có được nghỉ không thì căn cứ vào Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh đó, theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết của người lao động, theo đó người lao động được nghỉ các dịp lễ sau đây:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định của Bộ luật Lao động Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không nằm trong danh sách các ngày nghĩ lễ.

Do đó, giáo viên sẽ không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Lưu ý:

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp ngày 20 tháng 11 trùng với ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ làm.

Ngoài ra, nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm ngày 20 tháng 11, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.

Nhà nước có những chính sách nào đối với nhà giáo?

Theo Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định chính sách đối với nhà giáo bao gồm:

- Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.

- Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Lưu ý: Theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

+ Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
8,591 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào