Mẫu tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm xe cơ giới là mẫu nào? Tính phí bảo hiểm xe cơ giới dựa trên những yếu tố liên quan đến rủi ro nào?

Mẫu tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm xe cơ giới theo quy định là mẫu nào? Phí bảo hiểm xe cơ giới được tính dựa trên những các yếu tố liên quan đến rủi ro nào? Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ nguồn nào?

Mẫu tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm xe cơ giới là mẫu nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 25 Thông tư 67/2023/TT-BTC quy định như sau:

Phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm đối với bảo hiểm xe cơ giới
...
3. Phí bảo hiểm thuần ngắn hạn (dưới 01 năm) hoặc dài hạn (trên 01 năm) được xác định trên cơ sở phí bảo hiểm thuần cho thời hạn bảo hiểm 01 năm và phải có giải trình về các giả định phân bổ rủi ro tương ứng với thời hạn bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bảo đảm các giả định về chi phí và lợi nhuận tính vào phí bảo hiểm không vượt quá 50% phí bảo hiểm.
5. Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, mẫu tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 67/2023/TT-BTC, mẫu có dạng như sau:

Mẫu tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm xe cơ giới là mẫu nào? Căn cứ tính phí bảo hiểm xe cơ giới?

TẢI VỀ: Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm xe cơ giới.

Phí bảo hiểm xe cơ giới được tính dựa trên những các yếu tố liên quan đến rủi ro nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 25 Thông tư 67/2023/TT-BTC quy định như sau:

Phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm đối với bảo hiểm xe cơ giới
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chủ động áp dụng phương pháp tính phí bảo hiểm xe cơ giới phù hợp, bảo đảm đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
a) Phí bảo hiểm được xây dựng bảo đảm tuân thủ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 87 Luật Kinh doanh bảo hiểm;
b) Phí bảo hiểm bao gồm phí bảo hiểm thuần, các chi phí triển khai sản phẩm và lợi nhuận dự kiến. Phí bảo hiểm thuần, các chi phí triển khai sản phẩm bảo hiểm và lợi nhuận dự kiến được xây dựng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều này;
c) Áp dụng các yếu tố liên quan đến rủi ro sau đây làm cơ sở tính phí bảo hiểm, bao gồm: Loại xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; Mục đích kinh doanh (xe kinh doanh, xe không kinh doanh); Mục đích sử dụng xe cơ giới (xe chở người, xe chở hàng, xe chuyên dùng); Năm sản xuất của xe cơ giới. Trường hợp áp dụng bổ sung các yếu tố liên quan đến rủi ro khác ngoài các yếu tố nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bảo đảm có số liệu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Thực hiện đăng ký cụ thể các trường hợp và căn cứ tăng, giảm phí bảo hiểm.
...

Như vậy, phí bảo hiểm xe cơ giới được tính dựa trên những các yếu tố liên quan đến rủi ro sau đây:

- Loại xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ;

- Mục đích kinh doanh (xe kinh doanh, xe không kinh doanh);

- Mục đích sử dụng xe cơ giới (xe chở người, xe chở hàng, xe chuyên dùng);

- Năm sản xuất của xe cơ giới.

Trường hợp áp dụng bổ sung các yếu tố khác ngoài các yếu tố nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bảo đảm có số liệu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư 67/2023/TT-BTC.

Mẫu tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm xe cơ giới là mẫu nào? Tính phí bảo hiểm xe cơ giới dựa trên những yếu tố liên quan đến rủi ro nào?

Mẫu tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm xe cơ giới là mẫu nào? Tính phí bảo hiểm xe cơ giới dựa trên những yếu tố liên quan đến rủi ro nào? (Hình từ Internet)

Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ nguồn nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 89 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định như sau:

Tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, quỹ rủi ro bảo hiểm
...
3. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện chi hỗ trợ nhân đạo và các hoạt động khác nhằm tăng cường thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được quản lý tập trung; cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...

Như vậy, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ những nguồn sau đây:

- Nguồn đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

- Các nguồn hợp pháp khác.

Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng để thực hiện chi hỗ trợ nhân đạo và các hoạt động khác nhằm tăng cường thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

454 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào