Mẫu Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam mới nhất như thế nào? Nguyên tắc sử dụng Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam?

Xin hỏi, Mẫu Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam mới nhất hiện nay như thế nào? Nguyên tắc sử dụng Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam như thế nào? Việc thống kê Sổ được thực hiện thế nào? Câu hỏi của chị H.L (Tây Ninh).

Mẫu Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam mới nhất hiện nay như thế nào?

Mẫu Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu TP/QT-2020-SĐKXĐCQTVN quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2020/TT-BTP như sau:

mẫu sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam

Tải về mẫu Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam mới nhất tại đây.

Việc in, sử dụng mẫu Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-BTP như sau:

- Mẫu Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam ban hành theo Danh mục tại Điều 3 Thông tư 02/2020/TT-BTP được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (tại địa chỉ: www.moj.gov.vn), cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ giải quyết các việc về quốc tịch được truy cập, tự in để sử dụng.

mẫuSổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam

Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam (Hình từ Internet)

Khi sử dụng Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

Nguyên tắc sử dụng Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2020/TT-BTP như sau:

Nguyên tắc sử dụng Sổ quốc tịch
1. Công chức làm công tác quốc tịch của Sở Tư pháp, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự làm công tác quốc tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Công chức làm công tác quốc tịch) phải tự mình ghi vào Sổ quốc tịch. Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; không sử dụng nhiều loại màu mực trong một sổ, không dùng mực đỏ.
Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin để in Sổ quốc tịch trên máy thì phải in bằng loại mực tốt, màu đen, không bị nhòe, mất nét hoặc phai màu.
Trong trường hợp thụ lý, giải quyết các việc về quốc tịch theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận “Một cửa” là người ghi vào Sổ thụ lý hồ sơ các việc về quốc tịch.
2. Sổ quốc tịch phải được đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối cùng ngay từ khi mở sổ. Sổ được ghi liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống. Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin thì định kỳ hàng năm phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối.
3. Sổ thụ lý hồ sơ các việc về quốc tịch (Mẫu TP/QT-2020-STLHSQT) được sử dụng để ghi chung các việc xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Theo đó, công chức làm công tác quốc tịch của Sở Tư pháp, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự làm công tác quốc tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Công chức làm công tác quốc tịch) phải tự mình ghi vào Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam.

Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; không sử dụng nhiều loại màu mực trong một sổ, không dùng mực đỏ.

Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin để in Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam trên máy thì phải in bằng loại mực tốt, màu đen, không bị nhòe, mất nét hoặc phai màu.

Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam phải được đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối cùng ngay từ khi mở sổ. Sổ được ghi liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống.

Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin thì định kỳ hàng năm phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối.

Việc thống kê Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Việc thống kê Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2020/TT-BTP như sau:

Thống kê số việc đã thụ lý, giải quyết trong năm; lưu trữ Sổ quốc tịch
1. Khi hết năm, người đã ghi vào sổ quốc tịch phải thống kê rõ tổng số trường hợp đã ghi vào sổ trong một năm; trường hợp sử dụng nhiều sổ trong một năm thì phải ghi tổng số quyển và số trường hợp đã ghi; ký, ghi rõ họ, tên và báo cáo người đứng đầu cơ quan ký xác nhận, đóng dấu.
2. Sổ quốc tịch phải được lưu trữ vĩnh viễn, bảo quản theo quy định pháp luật về lưu trữ.

Như vậy, khi hết năm, người đã ghi vào Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam phải thống kê rõ tổng số trường hợp đã ghi vào sổ trong một năm;

Trường hợp sử dụng nhiều sổ trong một năm thì phải ghi tổng số quyển và số trường hợp đã ghi; ký, ghi rõ họ, tên và báo cáo người đứng đầu cơ quan ký xác nhận, đóng dấu.

Đặc biệt, Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam phải được lưu trữ vĩnh viễn, bảo quản theo quy định pháp luật về lưu trữ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

480 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào