Mẫu số C72a-HD Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội mới nhất? Tải về ở đâu?

Mẫu số C72a-HD Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội mới nhất? Tải về ở đâu? Hướng dẫn viết Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội mới nhất? Trường hợp nào người lao động bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội?

Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội mới nhất? Tải về ở đâu?

Theo Điều 2 Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:

Các danh sách, biểu mẫu
...
Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH (Mẫu số C72a-HD);

Như vậy, Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội là Mẫu số C72a-HD nằm trong phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024

Tải về Mẫu số C72a-HD Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội

Mẫu số C72a-HD Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội mới nhất? Tải về ở đâu?

Mẫu số C72a-HD Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội mới nhất? Tải về ở đâu?

Mẫu số C72a-HD Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội mới nhất? Tải về ở đâu? (hình từ internet)

Hướng dẫn viết Mẫu số C72a-HD Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội mới nhất?

Theo Mẫu số C72a-HD nằm trong phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024 quy định về hướng dẫn viết Mẫu số C72a-HD Mẫu Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội

1. Mục đích:

Xác định chính xác, đầy đủ số người, số tiền phải chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, các khoản trợ cấp, hỗ trợ một lần kèm theo chế độ hằng tháng của một tháng (bao gồm số hưởng tháng này, số các tháng trước chưa lĩnh, số điều chỉnh do điều chỉnh chế độ, mức hưởng) theo nguồn kinh phí NSNN, quỹ BHXH.

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi:

Căn cứ vào số người hưởng do cơ quan BHXH đang quản lý, chi trả và biến động tăng, giảm người hưởng, mức hưởng (do phát sinh mới, điều chỉnh, di chuyển hưởng, hết hạn hưởng, khấu trừ, chết), địa chỉ của người hưởng, bảng đăng ký điểm chi trả của BHXH các huyện để lập Danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH.

+ Danh sách này do BHXH tỉnh lập chi tiết cho từng nguồn kinh phí, loại chế độ (bao gồm cả các khoản trợ cấp, hỗ trợ một lần kèm theo chế độ hằng tháng của người hưởng nhận bằng tiền mặt) theo thứ tự:

++ Hưu quân đội, hưu công nhân viên chức, công nhân cao su, mất sức lao động, trợ cấp 91, trợ cấp 613, trợ cấp cán bộ xã phường, TNLĐ- BNN, trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN, định suất tuất cơ bản, định suất tuất nuôi dưỡng...).

++ Danh sách lập cho từng địa bàn chi trả (điểm chi trả phường, xã) để làm căn cứ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người hưởng.

++ Danh sách này được lập làm hai loại: Một loại cho người hưởng nhận tiền qua tài khoản; một loại lập cho người hưởng nhận bằng tiền mặt.

- Góc trên, bên trái ghi tên BHXH tỉnh nơi lập danh sách.

- Phần đầu: Ghi đại diện chi trả (địa chỉ điểm chi trả) thuộc quận, huyện

- Cột A: Ghi số thứ tự.

- Cột B: Ghi đầy đủ họ, tên người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng; trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà người đứng tên nhận trợ cấp và người hưởng khác nhau thì ghi bổ sung họ tên người hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

- Cột C: Ghi mã số BHXH của người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.

- Cột D: Ghi số CCCD của người hưởng (đối với chế độ tử tuất, cột D là số CCCD của người đứng tên nhận trợ cấp).

- Cột E: Người lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp BHXH ký nhận trong trường hợp người hưởng nhận bằng tiền mặt; trường hợp người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH nhận qua tài khoản cá nhân thì ghi tên chủ tài khoản, số tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản của người hưởng.

- Cột 1: Ghi tổng số tiền trợ cấp một lần được hưởng kèm theo lương hưu, trợ cấp hằng tháng mà người hưởng đăng ký nhận bằng tiền mặt gồm: Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp khu vực một lần, trợ cấp mai táng, phí khám giám định y khoa, trợ cấp chết do TNLĐ-BNN, trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng...

- Cột 2: Ghi số tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng bao gồm cả phụ cấp khu vực hằng tháng (nếu có) được lĩnh trong tháng này.

- Cột 3: Ghi số tiền truy lĩnh do điều chỉnh chế độ theo quy định của Nhà nước và thay đổi về chế độ, mức hưởng được duyệt mới trong tháng.

- Cột 4: Ghi số tiền đã lập danh sách các tháng trước người hưởng chưa nhận

- Cột 5: Ghi số tiền do cơ quan BHXH phải thực hiện khấu trừ (nếu có) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cột 6: Ghi tổng số tiền người hưởng được nhận sau khi trừ đi số tiền phải khấu trừ.

Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH phải có đầy đủ chữ ký số của người lập; lãnh đạo Phòng Chế độ BHXH; lãnh đạo BHXH tỉnh.

Thực hiện lưu trữ Mẫu số C72a-HD (Danh sách chi trả bằng tiền mặt đầy đủ chữ ký của người hưởng và danh sách chi trả qua tài khoản cá nhân) qua tổ chức dịch vụ chi trả tại tổ chức dịch vụ chi trả.

Trường hợp nào người lao động bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội?

Theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau:

Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.

Như vậy, người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Xuất cảnh trái phép;

- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;

- Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
691 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào