Mẫu quyết định về việc thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan?
Mẫu quyết định về việc thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan là mẫu nào?
Mẫu quyết định về việc thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan được thực hiện theo Mẫu Quyết định số 01/QĐ-HĐ ban hành kèm theo Thông tư 203/2014/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu quyết định về việc thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan.
Mẫu quyết định về việc thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng do ai quyết định thành lập?
Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng được quy định tại Điều 9 Thông tư 203/2014/TT-BTC như sau:
Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm quyết định thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm. Thành phần Hội đồng thường trực bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;
b) Các thành viên:
- Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hàng hóa tồn đọng;
- Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;
- Đại diện bộ phận quản lý giá - công sản thuộc Sở Tài chính.
- Lãnh đạo doanh nghiệp quản lý hàng tồn đọng;
- Lãnh đạo Chi cục Hải quan;
- Đại diện người vận chuyển (nếu cần).
- Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương có liên quan (nếu cần).
Cục trưởng Cục Hải quan quyết định cụ thể các Phó Chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên Hội đồng quy định tại điểm này.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý giá) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.
2. Đối với các địa bàn hoạt động hải quan ít phát sinh hàng hóa tồn đọng, Cục trưởng Cục Hải quan có thể quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng cho từng vụ việc. Thời hạn thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng theo vụ việc là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan. Thành phần Hội đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm.
Thành phần Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;
- Các thành viên:
+ Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hàng hóa tồn đọng;
+ Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;
+ Đại diện bộ phận quản lý giá - công sản thuộc Sở Tài chính.
+ Lãnh đạo doanh nghiệp quản lý hàng tồn đọng;
+ Lãnh đạo Chi cục Hải quan;
+ Đại diện người vận chuyển (nếu cần).
+ Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương có liên quan (nếu cần).
Cục trưởng Cục Hải quan quyết định cụ thể các Phó Chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên Hội đồng nêu trên.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý giá) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.
Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng thảo luận và biểu quyết về những vấn đề nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng điều hành và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng không tham dự được thì ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp.
2. Hội đồng thảo luận và biểu quyết về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng. Quyết định về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của người điều hành phiên họp.
3. Hội đồng phải lập biên bản về việc kiểm kê, phân loại, định giá, đề xuất phương án xử lý hàng hóa tồn đọng.
4. Nội dung chính của Biên bản gồm: Họ, tên những người tham gia xử lý hàng hóa tồn đọng; thời gian, địa điểm tiến hành; kết quả kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng; ý kiến của các thành viên của Hội đồng và những người tham dự phiên họp về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng; kết quả biểu quyết của Hội đồng về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng; thời gian, địa điểm hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng; chữ ký của các thành viên của Hội đồng.
Như vậy, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng thảo luận và biểu quyết về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng.
Quyết định về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của người điều hành phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.