Mẫu quyết định về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu nào? Một số lưu ý về mẫu đơn?
- Người khai thuế hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng các tài liệu không hợp pháp trong hồ sơ hải quan thì có cần thực hiện ấn định thuế?
- Mẫu quyết định về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu nào? Một số lưu ý về mẫu đơn?
- Trách nhiệm của người khai thuế khi thực hiện ấn định thuế được quy định ra sao?
Người khai thuế hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng các tài liệu không hợp pháp trong hồ sơ hải quan thì có cần thực hiện ấn định thuế?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
4. Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a) Người khai thuế sử dụng các tài liệu không hợp pháp trong hồ sơ hải quan, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế để khai thuế, tính thuế.
...
Như vậy, trường hợp người khai thuế hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng các tài liệu không hợp pháp trong hồ sơ hải quan thì phải thực hiện ấn định thuế.
Mẫu quyết định về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu nào? Một số lưu ý về mẫu đơn? (hình từ internet)
Mẫu quyết định về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu nào? Một số lưu ý về mẫu đơn?
Theo khoản 5 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
5. Trình tự ấn định thuế
...
g) Ban hành quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cho người khai thuế theo quy định tại điểm k khoản này. Quyết định ấn định thuế phải ghi rõ lý do, căn cứ pháp lý, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế, thời hạn tính tiền chậm nộp.
...
Theo đó, Mẫu quyết định về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải về Mẫu quyết định về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Lưu ý:
(1) Mẫu này áp dụng chung cho trường hợp cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế; sửa đổi, bổ sung quyết định ấn định thuế.
(2) Trường hợp ấn định thuế thuộc nhiều tờ khai phải ghi chi tiết số tiền thuế theo từng loại thuế chi tiết theo từng tờ khai vào phụ lục đính kèm quyết định ấn định thuế.
Trách nhiệm của người khai thuế khi thực hiện ấn định thuế được quy định ra sao?
Trách nhiệm của người khai thuế khi thực hiện ấn định thuế được quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
8. Trách nhiệm của người khai thuế
a) Người khai thuế, người được người khai thuế ủy quyền, người bảo lãnh, người nộp thuế thay cho người khai thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế ấn định, tiền phạt, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ quy định tại điểm m khoản 4 Điều này thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp thuế thay cho người khai thuế.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan bị cơ quan hải quan kê biên, bán đấu giá để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan, hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế bị kê biên, bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án thuộc đối tượng phải nộp thuế thì cơ quan, tổ chức thu tiền bán đấu giá có nghĩa vụ trích nộp tiền thu được từ tiền bán hàng đấu giá để nộp tiền thuế đối với hàng hóa bị kê biên, bán đấu giá cho cơ quan hải quan.
b) Người khai thuế, người được người khai thuế ủy quyền, người bảo lãnh, người nộp thuế thay cho người khai thuế không đồng ý với quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan vẫn phải nộp đủ số tiền thuế ấn định, tiền chậm nộp, tiền phạt trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định ấn định thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý thuế.
Như vậy, trong việc thực hiện ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, người khai thuế có các trách nhiệm sau:
- Người khai thuế, người được người khai thuế ủy quyền, người bảo lãnh, người nộp thuế thay cho người khai thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế ấn định, tiền phạt, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế 2019.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ quy định tại điểm m khoản 4 Điều này thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp thuế thay cho người khai thuế.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan bị cơ quan hải quan kê biên, bán đấu giá để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan, hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế bị kê biên, bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án thuộc đối tượng phải nộp thuế thì cơ quan, tổ chức thu tiền bán đấu giá có nghĩa vụ trích nộp tiền thu được từ tiền bán hàng đấu giá để nộp tiền thuế đối với hàng hóa bị kê biên, bán đấu giá cho cơ quan hải quan.
- Người khai thuế, người được người khai thuế ủy quyền, người bảo lãnh, người nộp thuế thay cho người khai thuế không đồng ý với quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan vẫn phải nộp đủ số tiền thuế ấn định, tiền chậm nộp, tiền phạt trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định ấn định thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý thuế 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.