Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân mới nhất thế nào?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân như thế nào?
- Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 24/KT Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân?
- Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp đã có hiệu lực pháp luật có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó thì xử lý thế nào?
Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân như thế nào?
Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện theo Mẫu số 24/KT Ban hành kèm theo Quyết định 28/QĐ-VKSTC năm 2023 như sau:
Tải về Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân mới nhất tại đây.
Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 24/KT Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân?
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 24/KT Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 28/QĐ-VKSTC năm 2023 như sau:
1. Phạm vi sử dụng:
Sử dụng trong trường hợp VKSND có thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại.
2. Yêu cầu:
Phải thể hiện được quan điểm của VKSND về việc khiếu nại của công dân, khiếu nại đó đúng hay không đúng?
3. Chú thích:
(1) - Ghi tên VKSND chủ quản cấp trên trực tiếp;
(2) - Ghi tên VKSND ban hành quyết định;
(3) - Ghi ký hiệu đơn vị ban hành quyết định
(4) - Ghi căn cứ pháp luật quy định thẩm quyền giải quyết của VKSND;
(5) - Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại;
(6) - Ghi căn cứ pháp luật áp dụng để giải quyết khiếu nại;
(7) - Ghi kết quả nghiên cứu, nhận định, quan điểm của VKSND về nội dung khiếu nại: khiếu nại đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ.
(8) - Ghi nội dung giải quyết khiếu nại:
+ Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định bị khiếu nại.
+ Chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hay bác đơn khiếu nại;
+ Chấm dứt hành vi bị khiếu nại;
+ Giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại
+ Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có)
(9) - Ghi tên cơ quan có nghĩa vụ thi hành quyết định giải quyết khiếu nại;
(10) - Ghi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hay quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (nếu là quyết định giải quyết lần đầu phải ghi rõ quyền khiếu nại tiếp theo);
(11) - Nếu đơn vị Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ra Quyết định giải quyết thì gửi đơn vị nghiệp vụ phối hợp để biết; nếu đơn vị nghiệp vụ khác giải quyết thì gửi cho đơn vị Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để theo dõi.
(12) - Nếu Phó Viện trưởng ký thay Viện trưởng thì ghi như sau:
KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
+) Ở VKSND tối cao, trường hợp Kiểm sát viên VKSND tối cao hoặc Thủ trưởng đơn vị, ký thừa lệnh Viện trưởng thì ghi như sau:
TL. VIỆN TRƯỞNG
KIỂM SÁT VIÊN
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TL. VIỆN TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
(Ký tên)
KIỂM SÁT VIÊN CAO CẤP
(Ghi rõ tên)
Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp đã có hiệu lực pháp luật có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó thì xử lý thế nào?
Theo khoản 4 Điều 13 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 như sau:
Xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
...
4. Thủ tục kiểm tra
a) Việc kiểm tra có thể áp dụng các biện pháp sau: kiểm tra lại hồ sơ giải quyết của cấp mình; yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo việc giải quyết và gửi hồ sơ giải quyết để kiểm tra; tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để nắm thông tin làm cơ sở kiểm tra; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại; tiến hành xác minh, lấy lời khai, trưng cầu giám định hoặc biện pháp khác khi thấy cần thiết.
b) Kết thúc việc kiểm tra, Viện kiểm sát thực hiện như sau:
- Nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có căn cứ, đúng pháp luật, thì thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó, thì xử lý như sau:
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới giải quyết lại;
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự hủy bỏ và giải quyết lại;
+ Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
c) Việc kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra tại mỗi cấp Kiểm sát chỉ thực hiện một lần.
Theo đó, nếu quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp đã có hiệu lực pháp luật có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó xử lý như sau:
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới giải quyết lại;
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự hủy bỏ và giải quyết lại;
+ Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.