Mẫu Quy chế tài chính công ty cổ phần? Phụ lục các chỉ số tài chính cơ bản: công thức tính kèm theo?
Mẫu Quy chế tài chính công ty cổ phần?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan không có quy định cụ thể về Mẫu Quy chế tài chính công ty cổ phần.
Do đó, công ty cổ phần có thể tự thiết kế Mẫu Quy chế tài chính phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình.
Hoặc công ty cổ phần có thể tham khảo Mẫu Quy chế tài chính dưới đây:
Tải về Mẫu Quy chế tài chính công ty cổ phần
Tham khảo Phụ lục các chỉ số tài chính cơ bản được ban hành kèm theo Mẫu Quy chế tài chính công ty cổ phần: chi tiết công thức tính?
Tham khảo Phụ lục các chỉ số tài chính cơ bản được ban hành kèm theo Mẫu Quy chế tài chính công ty cổ phần:
STT | Nhóm chỉ tiêu | Tên chỉ tiêu |
1 | Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Dự án | - NPV (Net present value) là Giá trị hiện tại ròng - IRR (Internal rate of return) là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ - PP (Payback period) là thời gian hoàn vốn của dự án - FCFE (Free cash flows to Equity) là dòng tiền thuần thuộc về chủ sở hữu |
2 | Nhóm các hệ số đánh giá khả năng sinh lời | - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) |
... |
Tải về bản full mẫu tham khảo Phụ lục các chỉ số tài chính cơ bản được ban hành kèm theo Mẫu Quy chế tài chính công ty cổ phần: chi tiết công thức tính
Mẫu Quy chế tài chính công ty cổ phần? Phụ lục các chỉ số tài chính cơ bản: công thức tính kèm theo? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định Quy chế tài chính trong công ty cổ phần?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 về Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c) Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
d) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;
e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
l) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
m) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
n) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
o) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
p) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;
q) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vậy, đối với công ty cổ phần, thẩm quyền quyết định Quy chế tài chính là Hội đồng quản trị.
Trong đó, Giám đốc, Tổng giám đốc công ty là người có quyền kiến nghị Quy chế tài chính của công ty. (Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.