Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Cơ cấu tổ chức trường tiểu học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học sinh.
(Điều 2, 9 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT)
Hiện nay, Luật Giáo dục 2019, Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường tiểu học không có quy định cụ thể Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học.
Theo đó, các trường có thể tự soạn thảo hoặc tham khảo Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học dưới đây:
Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất
Mẫu Quyết định ban hành Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất?
Tham khảo Mẫu Quyết định ban hành Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất dưới đây:
Tải về Mẫu Quyết định ban hành Quy chế làm việc của trường Tiểu học
Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học? (Hình từ Internet)
11 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học?
11 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học được quy định tại Điều 3 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cụ thể:
(1) Công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
(2) Thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đến trường. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
(3) Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
(4) Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai thực hiện sách giáo khoa và nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thực hiện tự chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học.
(5) Thực hiện tự kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định.
(6) Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
(7) Quản lý và sử dụng đất, tài chính và tài sản của nhà trường theo quy định của pháp luật.
(8) Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục. Tổ chức cho giáo viên, người lao động và học sinh tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
(9) Xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục trong nhà trường, tham gia xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục ở địa phương.
(10) Được tiếp nhận các khoản tài trợ, viện trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với nhà trường theo quy định của pháp luật.
(11) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục
(1) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
(2) Xuyên tạc nội dung giáo dục.
(3) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
(4) Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
(5) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
(6) Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
(Điều 22 Luật Giáo dục 2019)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.