Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT cuối học kỳ 1? Hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh chuẩn Thông tư 22?

Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT cuối học kỳ 1? Hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh chuẩn Thông tư 22? Đánh giá thường xuyên để làm cơ sở nhận xét học sinh được thực hiện thông qua các hình thức nào?

Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT cuối học kỳ 1? Hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh chuẩn Thông tư 22?

Tham khảo một số mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT cuối học kỳ 1 dưới đây:

Em có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin tốt, biết cách áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Em luôn tích cực tham gia các hoạt động nhóm và sẵn sàng chia sẻ ý kiến của mình.

Em thể hiện thái độ học tập nghiêm túc và có trách nhiệm với bài vở. Em thường xuyên hỗ trợ bạn bè trong quá trình học tập, giúp mọi người cùng tiến bộ.

Em có khả năng giao tiếp tốt và biết lắng nghe ý kiến của bạn bè. Em chủ động tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và thể hiện tinh thần hợp tác rất tốt.

Em tự giác trong việc hoàn thành bài tập và dự án. Tuy nhiên, em cần nỗ lực hơn để cải thiện kết quả học tập của mình và thường xuyên tham gia vào các hoạt động nhóm.

Em có tinh thần cầu tiến và luôn mong muốn học hỏi. Em biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, nhưng cần cải thiện kỹ năng làm việc nhóm.

Em thể hiện sự chăm chỉ trong học tập và sẵn sàng chia sẻ kiến thức với bạn bè. Em có khả năng làm việc nhóm tốt và thường đưa ra các ý tưởng sáng tạo trong các dự án.

Em đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thành bài tập và dự án. Em thường xuyên tương tác và giúp đỡ các bạn trong lớp, tạo ra bầu không khí học tập tích cực.

Em có tinh thần trách nhiệm cao trong việc học tập, nhưng đôi khi còn thiếu sự tự tin khi phát biểu ý kiến. Em cần cải thiện kỹ năng giao tiếp trong nhóm để phát huy tốt hơn khả năng của mình.

Em có khả năng tổ chức công việc và phân công nhiệm vụ trong nhóm một cách hiệu quả. Em thường xuyên chủ động trong việc tìm kiếm thông tin và giúp đỡ bạn bè khi cần thiết.

Em biết cách lên kế hoạch cho công việc và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Em cần tăng cường hơn nữa khả năng thuyết trình và tự tin khi chia sẻ ý kiến trước lớp.

...

Tải về

>> Xem chi tiết Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT cuối học kỳ 1

*Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào tình hình thực tế có thể điều chỉnh để đảm bảo phù hợp và chính xác hơn.

Hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh chuẩn Thông tư 22?

Hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh được quy định tại Chương V ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như sau:

- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) được quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) do nhà trường quản lý và sử dụng.

- Giáo viên môn học trực tiếp ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) đầy đủ các thông tin cần thiết của môn học do giáo viên phụ trách, khớp với các thông tin trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học sinh đối với từng môn học.

Trường hợp có nhiều giáo viên cùng tham gia dạy học thì các giáo viên môn học cùng kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học sinh đối với từng môn học.

Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) những thông tin thuộc nhiệm vụ quy định cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa), các loại mực có thể tẩy xóa được; việc ghi sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) phải cập nhật đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ.

- Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về sự sửa chữa ở ngay cạnh hoặc ở cột Ghi chú.

- Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học chỉ cung cấp các thông tin về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) cho riêng từng học sinh hoặc cha mẹ học sinh.

Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT cuối học kỳ 1? Đánh giá thường xuyên để làm cơ sở nhận xét học sinh được thực hiện thông qua các hình thức nào?

Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT cuối học kỳ 1? Đánh giá thường xuyên để làm cơ sở nhận xét học sinh được thực hiện thông qua các hình thức nào? (Hình từ Internet)

Đánh giá thường xuyên để làm cơ sở nhận xét học sinh được thực hiện thông qua các hình thức nào?

Đánh giá nhận xét học sinh thường xuyên được thực hiện thông qua các hình thức theo quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như sau:

Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:
a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.
b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
- Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.
....

Theo đó, đánh giá thường xuyên để làm cơ sở nhận xét học sinh được thực hiện thông qua các hình thức

- Hỏi - đáp,

- Viết,

- Thuyết trình,

- Thực hành,

- Thí nghiệm,

- Sản phẩm học tập.

Lưu ý: Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT áp dụng đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (sau đây gọi là Chương trình giáo dục phổ thông), cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Giáo viên cần đảm bảo thái độ ứng xử đối với học sinh như thế nào?

Giáo viên phải đảm bảo có thái độ ứng xử đối với học sinh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT như sau:

Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
...

Theo đó, giáo viên phải đảm bảo có thái độ ứng xử đối với học sinh như sau:

Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

Ngoài ra, giáo viên phải đảm bảo có thái độ ứng xử như sau:

- Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.

- Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.

- Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.

- Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

>> Xem thêm:

Tải về Dự thảo Luật Nhà giáo

Tải về Bảng lương giáo viên 2024 các cấp

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

30 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào