Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ? Cách ghi Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ?

Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ là mẫu nào? Cách ghi Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ chi tiết? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng theo Quy định 22-QĐ/TW năm 2021?

Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ?

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với chi bộ được quy định tại Điều 7 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021, cụ thể:

Chi bộ
1. Xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát đảng viên trong chi bộ thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công và quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm.
2. Giải quyết tố cáo và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên trong chi bộ về thực hiện nhiệm vụ chi bộ giao; về phẩm chất, đạo đức, lối sống; về thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ cấp trên giao).

Trong đó, tại khoản 10 Điều 3 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 thì:

Khi có dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên là khi có những thông tin, tài liệu, phản ánh, đối chiếu cho thấy tổ chức đảng hoặc đảng viên không tuân theo, không làm hoặc làm trái với Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, quy chế, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

>>> Tham khảo Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ

Tải về Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ

Cách ghi Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ?

Tham khảo cách ghi Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ dưới đây:

KẾ HOẠCH

kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với…

(họ và tên, chức vụ, nơi công tác của đảng viên được kiểm tra)

(ban hành kèm theo Quyết định số ngày…. của Chi bộ ....)

-----

1. Mục đích, yêu cầu

- Kiểm tra làm rõ, kết luận đúng ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của đồng chí… (họ và tên đảng viên được kiểm tra) về các nội dung được kiểm tra.

- Việc kiểm tra bảo đảm dân chủ, khách quan; đúng nguyên tắc, quy trình, quy định của Đảng; nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra.

- Các đảng viên có liên quan phối hợp, tạo điều kiện để Tổ Kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.

2. Nội dung kiểm tra

(Ghi đầy đủ, cụ thể, chi tiết nội dung kiểm tra đối với cá nhân được kiểm tra).

3. Thời gian kiểm tra

- Mốc thời gian kiểm tra: Từ ngày …. đến ngày…..

- Thời gian tiến hành:

4. Phương pháp tiến hành

(Ghi thứ tự các công việc phải thực hiện theo quy trình kiểm tra hiện hành).

Trong quá trình thực hiện, Kế hoạch này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.

CHI BỘ….

>>> Xem thêm MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP TỔ KIỂM TRA DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA CHI BỘ Tại đây

Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ? Cách ghi Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ?

Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ? Cách ghi Mẫu Kế hoạch kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ? (Hình từ Internet)

12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?

Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng được quy định tại Điều 9 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021, cụ thể:

Nguyên tắc 1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời; tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh.

Nguyên tắc 2. Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi hoàn.

Nguyên tắc 3. Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng mới, nếu phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì do tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Nguyên tắc 4. Việc thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, ảnh hưởng, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, quyết định cho phù hợp và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Nếu hết thời hiệu thì không xem xét, xử lý kỷ luật.

Nguyên tắc 5. Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại (trừ trường hợp có quy định khác).

Tổ chức đảng sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng, phải chỉ đạo hoặc đề nghị ngay với các tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự cho đồng bộ, kịp thời.

Khi các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội đình chỉ công tác hoặc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải chủ động thông báo ngay cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó để xem xét, xử lý kỷ luật đảng.

Sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật về Đảng, nếu có thay đổi hình thức kỷ luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền chỉ đạo việc xem xét lại hình thức kỷ luật về hành chính, đoàn thể.

Nguyên tắc 6. Đối với đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu phát hiện có vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền thi hành kỷ luật của các tổ chức đảng được thực hiện như đang đương chức; nếu có vi phạm khi đã nghỉ hưu thì do tổ chức đảng quản lý đảng viên đó xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.

Nguyên tắc 7. Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bị bệnh nặng thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời tổ chức đảng xem xét, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nguyên tắc 8. Tổ chức đảng quyết định kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm; nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định.

Nguyên tắc 9. Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xoá tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng.

Nguyên tắc 10. Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xoá tên trong danh sách đảng viên.

Nguyên tắc 11. Khi kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng.

Nguyên tắc 12. Đảng viên bị kỷ luật oan, sai phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi. Việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

86 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào