Mẫu Kế hoạch giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra? Tải mẫu? Các bước tiến hành giám sát chuyên đề?
Mẫu Kế hoạch giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra? Tải mẫu?
Mẫu Kế hoạch giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra mới nhất hiện nay là Mẫu số 3b và Mẫu số 3B ban hành kèm theo Quyết định 359-QĐ/UBKTTW năm 2016.
Mẫu Kế hoạch giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra có dạng như sau:
- Mẫu Kế hoạch giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh - Mẫu số 3b như sau:
Tải về Mẫu Kế hoạch giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh.
- Mẫu Kế hoạch giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra trung ương - Mẫu số 3B như sau:
Tải về Mẫu Kế hoạch giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra trung ương.
Nội dung giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 thì nội dung giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra như sau:
(1) Đối với tổ chức đảng
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước.
- Việc ban hành các văn bản có dấu hiệu trái với chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Việc thực hiện các kết luận, quyết định kiểm tra, giám sát và kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.
(2) Đối với đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp và cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý):
- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác.
- Tư tưởng chính trị, giữ gìn đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương theo các quy định của Đảng.
- Về tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
- Việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
Mẫu Kế hoạch giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra? Tải mẫu? Các bước tiến hành giám sát chuyên đề? (hình từ Internet)
Các bước tiến hành giám sát chuyên đề đối với tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
Các bước tiến hành giám sát chuyên đề đối với tổ chức đảng, đảng viên được quy định tại Mục II Quy trình giám sát chuyên đề đối với tổ chức đảng, đảng viên ban hành kèm theo Quyết định 354-QĐ/UBKTTW năm 2021 như sau:
Bước 1:
Thành viên Ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn giám sát hoặc đoàn giám sát làm việc với (đại diện tổ chức đảng quản lý đối tượng giám sát (nếu có); đối tượng giám sát) để:
- Triển khai quyết định, kế hoạch giám sát;
- Thống nhất lịch làm việc và yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo đề cương gợi ý, cung cấp hồ sơ, tài liệu;
- Đề nghị chỉ đạo các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan phối hợp thực hiện.
Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.
Bước 2:
Đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo theo nội dung đề cương gợi ý (bằng văn bản) và các hồ sơ, tài liệu có liên quan; gửi Ủy ban kiểm tra (qua đoàn giám sát).
Bước 3:
Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, tài liệu nhận được; làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung, đối tượng giám sát để thẩm tra, xác minh những nội dung, vấn đề cần làm rõ, phục vụ việc xem xét, đánh giá (khi cần thiết).
Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
- Nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng giám sát, thành viên đoàn giám sát hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn giám sát báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực Ủy ban xem xét, quyết định.
- Đoàn giám sát trao đổi bằng văn bản với đối tượng giám sát những nội dung cần bổ sung, làm rõ.
Bước 4:
Tổ chức hội nghị (tổ chức đảng quản lý đối tượng hoặc đối tượng giám sát chủ trì, ghi biên bản hội nghị) để đoàn giám sát thông qua dự thảo báo cáo kết quả giám sát;
Hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát, thẩm tra, xác minh về các nội dung giám sát và kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (nếu có).
Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.
Bước 5:
Đoàn giám sát tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về kết quả giám sát;
Báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn, thường trực Ủy ban (nếu cần), trước khi trình Ủy ban kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.