Mẫu hợp đồng với nhà thầu áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Mẫu hợp đồng với nhà thầu áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Một gói thầu mua sắm hàng hóa thì có thể ký kết bao nhiêu hợp đồng với nhà thầu?
- Việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa được thực hiện trên cơ sở nào?
Mẫu hợp đồng với nhà thầu áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Mẫu hợp đồng với nhà thầu trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu số 17 kèm theo Mẫu số 4A ban hành kèm Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT sau đây:
Tải Mẫu hợp đồng với nhà thầu áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Mẫu hợp đồng với nhà thầu áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ? (Hình từ Internet)
Một gói thầu mua sắm hàng hóa thì có thể ký kết bao nhiêu hợp đồng với nhà thầu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Đấu thầu 2023 về việc ký kết hợp đồng với nhà thầu được chọn như sau:
Ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn
Việc ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện như sau:
1. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 64 của Luật này; đối với gói thầu mua sắm tập trung hoặc gói thầu chia thành nhiều phần, một gói thầu có thể thực hiện theo nhiều hợp đồng tương ứng với một hoặc một số phần. Trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể;
2. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt (nếu có) và giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ. Giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ không bao gồm khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt;
3. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng; đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung, tất cả thành viên tham gia liên danh trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng hoặc thành viên liên danh ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng với đơn vị có nhu cầu mua sắm theo phân công tại thỏa thuận liên danh;
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định thì một gói thầu mua sắm hàng hóa thì chỉ được thực hiện theo một hợp đồng với nhà thầu. Trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 64 Luật Đấu thầu 2023.
Lưu ý:
- Đối với gói thầu mua sắm tập trung hoặc gói thầu chia thành nhiều phần, một gói thầu có thể thực hiện theo nhiều hợp đồng tương ứng với một hoặc một số phần.
- Trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể.
Việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa được thực hiện trên cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 giải thích về thuật ngữ đấu thầu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Dự án đầu tư (sau đây gọi là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án mua sắm tài sản; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng; dự án, nhiệm vụ, đề án quy hoạch; hỗ trợ kỹ thuật; các chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật.
7. Dự toán mua sắm là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác; dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
8. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
...
Như vậy, có thể thấy việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa được thực hiện trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế.
>>> Xem thêm: Trọn bộ các văn bản về Đấu thầu hiện hành tại đây Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.