Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn soạn hợp đồng theo mẫu?
Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn soạn hợp đồng?
Về mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục hiện nay Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Nghị định 99/2011/NĐ-CP cũng như các văn bản pháp luật liên quan không quy định về mẫu cụ thể. Tuy nhiên, Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục sẽ cần đảm bảo có đủ các nội dung được nêu tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải có những nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ;
b) Mô tả dịch vụ được cung cấp;
c) Chất lượng dịch vụ;
d) Thời điểm và thời hạn cung cấp dịch vụ;
đ) Cách thức tính phí, giá dịch vụ;
e) Phương thức cung cấp dịch vụ và phương thức thanh toán.
...
Như vậy, Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục cần đảm bảo phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ;
- Mô tả dịch vụ được cung cấp;
- Chất lượng dịch vụ;
- Thời điểm và thời hạn cung cấp dịch vụ;
- Cách thức tính phí, giá dịch vụ;
- Phương thức cung cấp dịch vụ và phương thức thanh toán.
Dưới đây là Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục (chỉ mang giá trị tham khảo):
Tải về Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục mới nhất hiện nay
Về cách soạn hợp đồng, bên cung cấp dịch vụ liên tục và người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm như sau:
Mục (1): Ghi số hiệu của hợp đồng dịch vụ.
Mục (2): Ghi ngày, tháng, năm lập hợp đồng dịch vụ.
Mục (3): Ghi địa điểm lập hợp đồng dịch vụ.
Mục (4): Ghi cụ thể, chi tiết nội dung dịch vụ mà bên B cần thực hiện cho yêu cầu của bên A.
Lưu ý: Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Mục (5): Điền số ngày dự kiến hoàn thành công việc nêu tại Điều 1 của hợp đồng này.
Mục (6): Các bên có thể thoả thuận các quyền khác của bên A và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này.
Mục (7): Các bên có thể thoả thuận các nghĩa vụ khác của bên A và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này.
Mục (8): Các bên có thể thoả thuận các quyền khác của bên B và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).
Mục (9): Các bên có thể thoả thuận các nghĩa vụ khác của bên B và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này.
Mục (10): Điền mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ mà bên B cung cấp cho bên A theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
Mục (11): Các bên thoả thuận cụ thể về phương thức thanh toán và ghi vào trong hợp đồng này (ví dụ: phương thức thanh toán bằng tiền hay chuyển khoản).
Mục (12): Chi phí khác do hai bên thỏa thuận bổ sung nếu xét thấy cần thiết và đúng quy định của pháp luật.
Mục (13): Ghi số ngày mà bên A phải báo trước cho bên B khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng do nhận thấy việc thực hiện công việc theo hợp đồng này không có lợi cho bên A.
Mục (14): Ghi số bản hợp đồng được lập bằng số.
Mục (15): Ghi số bản hợp đồng được lập bằng chữ.
Lưu ý: Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản và phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản (theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP).
Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn soạn hợp đồng theo mẫu? (hình từ internet)
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải giao cho người tiêu dùng mấy bản?
Theo Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải có những nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ;
b) Mô tả dịch vụ được cung cấp;
c) Chất lượng dịch vụ;
d) Thời điểm và thời hạn cung cấp dịch vụ;
đ) Cách thức tính phí, giá dịch vụ;
e) Phương thức cung cấp dịch vụ và phương thức thanh toán.
2. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản và phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản.
...
Theo quy định này thì hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản và phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản.
Khi giao kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục, người tiêu dùng có những quyền lợi nào?
Như vậy, ngoài các quyền được đề cập tại Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP như quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, người tiêu dùng khi tham gia Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục sẽ có các quyền lợi được đề cập tại Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, cụ thể như sau:
- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
- Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.