Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới nhất? Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí thế nào?

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới nhất? Tải về file word Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí? Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí được quy định như thế nào? Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí được xác định dựa vào đâu? Các yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí?

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới nhất?

Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí.

Có thể tham khảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí sau đây:

mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí

Tải về Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới nhất

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới nhất? Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí thế nào?

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới nhất? Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí thế nào? (Hình từ Internet)

Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí được xác định dựa vào đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về các yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí như sau:

Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ;
b) Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn quy định tại điểm b khoản này.
2. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là phạm vi bảo hộ quyền đối với thiết kế bố trí được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Như vậy, căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là phạm vi bảo hộ quyền đối với thiết kế bố trí được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Đồng thời, các yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

(1) Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ;

(2) Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

(3) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí được quy định như thế nào?

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí được quy định cụ thể tại Mục 3 Chương VII Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ theo Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

(1) Có tính nguyên gốc;

(2) Có tính mới thương mại.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí theo Điều 69 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:

(1) Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;

(2) Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

Tính nguyên gốc của thiết kế bố trí theo Điều 70 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

(1) Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;

- Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.

(2) Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo các điều kiện nêu trên.

Tính mới thương mại của thiết kế bố trí theo Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).

(1) Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.

(2) Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

(3) Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại mục (2) là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

142 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào