Mẫu hồ sơ quản lý thông tin người hiến máu là mẫu nào? Các thông tin cá nhân về người hiến máu chỉ được sử dụng với mục đích gì?
Mẫu hồ sơ quản lý thông tin người hiến máu là mẫu nào? Các thông tin cá nhân về người hiến máu chỉ được sử dụng với mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 26/2013/TT- BYT về đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu như sau:
Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
1. Người hiến máu, thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an, giấy phép lái xe, thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
2. Người đăng ký hiến máu, thành phần máu phải điền đầy đủ thông tin vào Bảng hỏi tình trạng sức khỏe người hiến máu được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các cơ sở tiếp nhận máu phải tổ chức quản lý thông tin người hiến máu theo mẫu hồ sơ quản lý được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Các thông tin cá nhân về người hiến máu phải được bảo mật, chỉ được sử dụng với mục đích bảo đảm sức khỏe người hiến máu và phòng ngừa lây truyền bệnh cho người bệnh nhận máu.
Như vậy, các thông tin cá nhân về người hiến máu phải phải được bảo mật, chỉ được sử dụng với mục đích bảo đảm sức khỏe người hiến máu và phòng ngừa lây truyền bệnh cho người bệnh nhận máu.
TẢI VỀ Mẫu hồ sơ quản lý thông tin người hiến máu.
Mẫu hồ sơ quản lý thông tin người hiến máu là mẫu nào? Các thông tin cá nhân về người hiến máu chỉ được sử dụng với mục đích gì? (Hình từ Internet)
Phụ nữ mới sinh con thì có được hiến máu hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2013/TT- BYT về trì hoãn hiến máu như sau:
Trì hoãn hiến máu
1. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:
a) Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;
b) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;
c) Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;
d) Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.
2. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng kể từ thời điểm:
a) Xăm trổ trên da;
b) Bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể;
c) Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu;
d) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tuỷ xương, viêm tụy.
3. Những ngườì phải trì hoãn hiến máu trong 04 tuần kể từ thời điểm:
a) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh viêm dạ dày ruột, viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm phổi, sởi, ho gà, quai bị, sốt xuất huyết, kiết lỵ, rubella, tả, quai bị;
b) Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG.
4. Những ngườì phải trì hoãn hiến máu trong 07 ngày kể từ thời điểm:
a) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng, viêm họng, đau nửa đầu Migraine;
b) Tiêm các loại vắc xin, trừ các loại đã được quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm b Khoản 3 Điều này.
5. Một số quy định liên quan đến nghề nghiệp và hoạt động đặc thù của người hiến máu: những người làm một số công việc và thực hiện các hoạt động đặc thù sau đây chỉ hiến máu trong ngày nghỉ hoặc chỉ được thực hiện các công việc, hoạt động này sau khi hiến máu tối thiểu 12 giờ:
a) Người làm việc trên cao hoặc dưới độ sâu: phi công, lái cần cẩu, công nhân làm việc trên cao, người leo núi, thợ mỏ, thủy thủ, thợ lặn;
...
Như vậy, theo quy định thì phụ nữ mới sinh con thuộc đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kề từ thời điểm sinh con nên không được hiến máu trong khoảng thời gian này.
Những khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu mà người hiến máu cần lưu ý là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2013/TT- BYT về những khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu mà người hiến máu cần lưu ý gồm:
- Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến máu toàn phần hoặc khối hồng cầu bằng gạn tách là 12 tuần.
- Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu bằng gạn tách là 02 tuần.
- Hiến bạch cầu hạt trung tính hoặc hiến tế bào gốc bằng gạn tách máu ngoại vi tối đa không quá ba lần trong 07 ngày.
Trường hợp xen kẽ hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu khác nhau ở cùng một người hiến máu thì khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến được xem xét theo loại thành phần máu đã hiến trong lần gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.