Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng đối với đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng đối với đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu nào?
- Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa có thể đồng thời là nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không?
- Nhà thầu tham gia đấu thầu mua sắm hàng hóa được xem xét trúng thầu khi đáp ứng các điều kiện gì?
Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng đối với đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu nào?
>> Xem thêm: 02 mẫu hồ sơ mời thầu đối với gói thầu xây lắp mới nhất? Căn cứ lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu xây lắp là gì?
Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng đối với đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ theo Mẫu số 4A ban hành kèm Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT như sau:
Tải về Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng đối với đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Xem thêm:
Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ: Tải về
Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển mua sắm hàng hóa qua mạng: Tải về
Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng đối với đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu nào? (hình từ internet)
Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa có thể đồng thời là nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
...
6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch bao gồm các hành vi sau đây:
...
d) Cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người có thẩm quyền, người đứng đầu chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh do người có quan hệ gia đình theo quy định của Luật Doanh nghiệp đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;
đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn do nhà thầu đó cung cấp dịch vụ tư vấn: lập, thẩm tra, thẩm định dự toán, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED); lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; kiểm định hàng hóa; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; giám sát thực hiện hợp đồng;
e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án, dự án đầu tư kinh doanh do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác và giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời gian 12 tháng kể từ ngày không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;
g) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do nhà thầu đó giám sát;
...
Theo quy định nêu trên, nếu nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa do nhà thầu đó cung cấp dịch vụ tư vấn thì không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, cụ thể là cung cấp dịch vụ tư vấn sau đây:
- Lập, thẩm tra, thẩm định dự toán, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED);
- Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu;
- Kiểm định hàng hóa;
- Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Giám sát thực hiện hợp đồng.
Như vậy, nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa không thể đồng thời là nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Nhà thầu tham gia đấu thầu mua sắm hàng hóa được xem xét trúng thầu khi đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 61 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
1. Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
b) Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Có đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
d) Có giá trị phần sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;
đ) Đối với phương pháp giá thấp nhất: có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất; đối với phương pháp giá đánh giá: có giá đánh giá thấp nhất; đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: có điểm tổng hợp cao nhất;
e) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.
2. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu lý do nhà thầu không trúng thầu.
Như vậy, nhà thầu mua sắm hàng hóa được xem xét trúng thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
- Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Có đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Có giá trị phần sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;
- Đối với phương pháp giá thấp nhất: có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất; đối với phương pháp giá đánh giá: có giá đánh giá thấp nhất; đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: có điểm tổng hợp cao nhất;
- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.