Mẫu giấy phép xây dựng công trình ngầm mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?

Theo quy định thì Mẫu giấy phép xây dựng công trình ngầm mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu? Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm thì đâu là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng?

Mẫu giấy phép xây dựng công trình ngầm mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?

Mẫu giấy phép xây dựng công trình ngầm mới nhất là mẫu số 04 tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định về Mẫu giấy phép xây dựng công trình ngầm như sau:

mẫu giấy phép xây dựng công trình ngầm mới nhất

Tải về Mẫu giấy phép xây dựng công trình ngầm mới nhất theo Nghị định 175 TẢI

>> Chưa có Sổ đỏ thì có thể xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ không?

Mẫu giấy phép xây dựng công trình ngầm mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?

Mẫu giấy phép xây dựng công trình ngầm mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu? (Hình từ Internet)

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm thì đâu là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng?

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
1. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
2. Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là lập dự án đầu tư xây dựng) gồm:
a) Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung của vùng liên huyện, vùng huyện: quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng;
b) Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung đô thị, khu chức năng: quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung khu chức năng là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng. Trường hợp pháp luật về quy hoạch không yêu cầu lập quy hoạch chung thì quy hoạch phân khu là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung;
c) Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm: quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch không gian ngầm hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng;
d) Đối với các dự án được hình thành từ quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành theo pháp luật về quy hoạch và pháp luật chuyên ngành: quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng;
đ) Đối với dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng: quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phương án quản lý rừng bền vững và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật lâm nghiệp là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng;
e) Đối với dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: quy hoạch di tích theo pháp luật về di sản văn hóa là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng;
...

Theo đó, đối với dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm thì việc quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch không gian ngầm hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng;

Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình ngầm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 111 Luật Xây dựng 2014 có quy định như sau:

Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình
1. Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
3. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
4. Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.
5. Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
6. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.

Như vậy, yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình ngầm cần phải bảo đảm an toàn cho công trình ngầm và các công trình liền kề.

Ngoài ra, cần phải có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

22 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào