Mẫu giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Mẫu giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-NHNN, khoản 16 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN như sau:
Tải về mẫu giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mới nhất tại đây.
Mẫu giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Thời hạn giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong bao lâu?
Thời hạn giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP như sau:
Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
…
3. Thời hạn Giấy phép
Thời hạn của Giấy phép là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
4. Thu hồi Giấy phép
a) Tổ chức được cấp phép sẽ bị thu hồi Giấy phép và phải chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với một trong các trường hợp sau:
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức đó không tiến hành triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép mà không có lý do chính đáng; trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo cho tổ chức có vi phạm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định này và phải thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng tổ chức không khắc phục được; tổ chức bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật liên quan.
b) Quy trình, thủ tục thu hồi Giấy phép:
Khi tổ chức được cấp phép vi phạm một trong các trường hợp nêu tại điểm a, khoản 4 Điều này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản gửi tổ chức được cấp phép thông báo về việc thu hồi Giấy phép và thông báo lý do thu hồi Giấy phép. Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố công khai về việc thu hồi Giấy phép của tổ chức đó trên trang tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Ngay khi nhận được thông báo bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải lập tức ngừng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải gửi thông báo bằng văn bản tới các tổ chức và cá nhân liên quan để thanh lý hợp đồng và hoàn tất các nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các bên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử có trách nhiệm gì đối với khách hàng?
Tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử có trách nhiệm gì đối với khách hàng, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử
1. Đối với khách hàng:
a) Hướng dẫn khách hàng cách thức sử dụng dịch vụ;
b) Giải quyết hoặc trả lời các khiếu nại, yêu cầu tra soát của khách hàng;
c) Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do lỗi kỹ thuật của hệ thống, lỗi để lộ thông tin khách hàng và các lỗi khác của tổ chức cung ứng dịch vụ;
d) Phối hợp với khách hàng thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày;
đ) Cung cấp đầy đủ thông tin định kỳ, đột xuất về các giao dịch thông qua hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ khi có yêu cầu của khách hàng;
e) Công bố các loại phí và mức phí cho khách hàng trước khi khách hàng sử dụng dịch vụ.
2. Phối hợp với khách hàng và các đối tác thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn, bảo mật khi sử dụng, cung ứng dịch vụ.
…
Như vậy, đối với khách hàng thì tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử có trách nhiệm sau:
- Hướng dẫn khách hàng cách thức sử dụng dịch vụ;
- Giải quyết hoặc trả lời các khiếu nại, yêu cầu tra soát của khách hàng;
- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do lỗi kỹ thuật của hệ thống, lỗi để lộ thông tin khách hàng và các lỗi khác của tổ chức cung ứng dịch vụ;
- Phối hợp với khách hàng thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày;
- Cung cấp đầy đủ thông tin định kỳ, đột xuất về các giao dịch thông qua hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ khi có yêu cầu của khách hàng;
- Công bố các loại phí và mức phí cho khách hàng trước khi khách hàng sử dụng dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.