Mẫu Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón mới nhất hiện nay? Để được cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón phải tập huấn những nội dung gì?
- Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước do ai thực hiện?
- Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước thực hiện như thế nào?
- Để được cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón phải tập huấn những nội dung gì? Thời gian tập huấn trong bao lâu?
- Mẫu Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón mới nhất hiện nay?
Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước do ai thực hiện?
Theo khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 giải thích:
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 45 Luật Trồng trọt 2018 quy định về Quản lý chất lượng phân bón như sau:
Quản lý chất lượng phân bón
1. Phân bón được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng phục vụ quản lý nhà nước đối với phân bón phải được chứng nhận lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người có Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón thực hiện.
4. Chính phủ quy định nội dung, thời gian, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón.
Theo quy định trên, việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người có Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón thực hiện.
Lấy mẫu phân bón (Hình từ Internet)
Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước thực hiện như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về Lấy mẫu phân bón như sau:
Lấy mẫu, thử nghiệm phân bón
1. Lấy mẫu phân bón.
a) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;
b) Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải xây dựng phương pháp lấy mẫu đối với phân bón này và được Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt trong thời hạn 20 ngày làm việc.
2. Thử nghiệm phân bón
a) Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước trong nhập khẩu, sản xuất, lưu thông trên thị trường do phòng thử nghiệm đã được chỉ định thực hiện.
b) Phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng phân bón, các yếu tố hạn chế trong phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt phương pháp thử được áp dụng.
Theo đó, phương pháp lấy mẫu phân bón áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;
Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải xây dựng phương pháp lấy mẫu đối với phân bón này và được Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt trong thời hạn 20 ngày làm việc.
Để được cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón phải tập huấn những nội dung gì? Thời gian tập huấn trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về Nội dung, thời gian tập huấn và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón như sau:
Nội dung, thời gian tập huấn và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón
1. Nội dung tập huấn gồm:
a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;
b) Phương pháp lấy mẫu phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia;
c) Thực hành lấy mẫu phân bón.
2. Thời gian tập huấn: 05 ngày.
Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền.
4. Cục Bảo vệ thực vật xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu tập huấn lấy mẫu phân bón; chủ trì, phối hợp với các trường, viện tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón
Theo quy định trên, nội dung tập huấn để được cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón gồm:
- Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;
- Phương pháp lấy mẫu phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia;
- Thực hành lấy mẫu phân bón.
Thời gian tập huấn: 05 ngày.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền.
Cục Bảo vệ thực vật xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu tập huấn lấy mẫu phân bón. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các trường, viện tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón
Mẫu Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón mới nhất hiện nay?
Cũng theo quy định tại Điều 23 Nghị định 84/2019/NĐ-CP nêu trên thì căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.
Tải mẫu Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón tại đây: Tải về.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.