Mẫu Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới nhất?
- Mẫu Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới nhất?
- Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đảm bảo cơ sở vật chất như thế nào?
- Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải có đội ngũ giảng viên như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được lập thành mấy bộ và bao gồm những giấy tờ gì?
- Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trong bao lâu?
Mẫu Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới nhất?
Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 64/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Nghị định 70/2022/NĐ-CP.
Tải Mẫu Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ TẠI ĐÂY.
Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đảm bảo cơ sở vật chất như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP bổ sung Điều 12a Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 125/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Về cơ sở vật chất
a) Bảo đảm phòng học có diện tích tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học, có thiết bị âm thanh, nghe nhìn, gồm: Màn chiếu, máy chiếu, máy vi tính, bộ tăng âm, micro kèm loa;
b) Phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ngoài hiện trường, tối thiểu có: 50 áo phản quang, 01 máy đo độ phản quang của biển báo hoặc sơn kẻ đường.
...
Theo đó, cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đảm bảo cơ sở vật chất như sau:
- Bảo đảm phòng học có diện tích tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học, có thiết bị âm thanh, nghe nhìn, gồm: Màn chiếu, máy chiếu, máy vi tính, bộ tăng âm, micro kèm loa;
- Phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ngoài hiện trường, tối thiểu có: 50 áo phản quang, 01 máy đo độ phản quang của biển báo hoặc sơn kẻ đường.
Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải có đội ngũ giảng viên như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP bổ sung Điều 12a Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 125/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện của cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
...
3. Về đội ngũ giảng viên
a) Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
b) Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12c của Nghị định này.
...
Như vậy, cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải có đội ngũ giảng viên như sau:
- Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
- Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP bổ sung khoản 1 Điều 12c Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 125/2018/NĐ-CP.
Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được lập thành mấy bộ và bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP bổ sung theo Điều 12b Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ sở đào tạo)
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê khai về cơ sở vật chất;
c) Danh sách giảng viên, trong đó có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được lập thành 01 bộ, bao gồm:
- Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;
- Bảng kê khai về cơ sở vật chất;
- Danh sách giảng viên, trong đó có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp.
Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trong bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP bổ sung khoản 4 Điều 12b Chương 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ sở đào tạo)
...
4. Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
Như vậy, thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.