Mẫu email đề xuất tăng lương thuyết phục gửi sếp dành cho người lao động? Khi nào nên đề xuất tăng lương?

Mẫu email đề xuất tăng lương thuyết phục gửi sếp dành cho người lao động? Khi nào người lao động nên đề xuất tăng lương? Chế độ nâng lương có phải là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động?

Mẫu email đề xuất tăng lương thuyết phục gửi sếp dành cho người lao động? Doanh nghiệp có bắt buộc tăng lương hằng năm cho người lao động không?

Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động theo thỏa thuận và sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Bên cạnh đó, theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trả lương như sau:

Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Theo đó, pháp luật lao động hiện nay không có quy định cụ thể về việc doanh nghiệp bắt buộc phải tăng lương hằng năm cho người lao động

Tuy nhiên, trên thực tế, việc tăng lương cho người lao động sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.

Người lao động có thể tham khảo Mẫu email đề xuất tăng lương thuyết phục gửi sếp dưới đây:

TẢI VỀ: Mẫu email đề xuất tăng lương thuyết phục gửi sếp dành cho người lao động

Mẫu email đề xuất tăng lương thuyết phục gửi sếp dành cho người lao động? Khi nào nên đề xuất tăng lương?

Mẫu email đề xuất tăng lương thuyết phục gửi sếp dành cho người lao động? Khi nào nên đề xuất tăng lương? (Hình từ Internet)

Khi nào người lao động nên đề xuất tăng lương? Chế độ nâng lương có phải là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động?

Một số thời điểm thích hợp để đề xuất tăng lương như sau:

(1) Sau khi hoàn thành xuất sắc một dự án lớn

- Đây là lúc người lao động có thể chứng minh được giá trị và đóng góp cụ thể của mình;

- Nên chuẩn bị số liệu về kết quả dự án để có thể thuyết phục hơn.

(2) Khi đã làm việc ổn định từ 1-2 năm

- Thể hiện sự gắn bó với công ty

- Có đủ thời gian để chứng minh năng lực

(3) Trong kỳ đánh giá định kỳ

- Thường là cuối năm hoặc giữa năm

- Công ty đã có kế hoạch ngân sách cho việc tăng lương

(4) Khi nhận thêm trách nhiệm mới

- Phạm vi công việc và trách nhiệm tăng lên

- Cần được đãi ngộ tương xứng

Một số lưu ý khi đề xuất:

+ Chuẩn bị kỹ các thành tích, số liệu cụ thể

+ Chọn thời điểm thích hợp để trao đổi riêng với cấp trên

+ Giữ thái độ chuyên nghiệp, tích cực

+ Đưa ra mức đề xuất hợp lý dựa trên thị trường và năng lực

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...

Bên cạnh đó theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
...

Theo đó, điều khoản về chế độ nâng lương là một trong những nội dung phải có trong hợp đồng lao động.

Người lao động được trả lương theo nguyên tắc như thế nào?

Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

(1) Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

(2) Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
580 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào