Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay? Cách viết email booking KOL? Quảng cáo không đúng về xuất xứ sản phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?

Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay? Cách viết email booking KOL? Quảng cáo không đúng về xuất xứ sản phẩm bị phạt bao nhiêu tiền? 06 hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng theo quy định?

Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay?

KOL (Key Opinion Leaders) là những cá nhân có ảnh hưởng và sức ảnh hưởng lớn đối với một cộng đồng hoặc một nhóm người. Họ là những người có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hay ngành nghề mà họ đảm nhận có tác động đến niềm tin và hành vi của công chúng. Ví dụ, trong lĩnh vực làm đẹp thì KOLs sẽ là người mẫu, các Beauty Blogger…

Trong đó, theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 có quy định quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Việc booking kol tham gia một sự kiện, hợp tác quảng cáo hoặc công việc khác được cho là có sức ảnh hưởng rất lớn, đồng thời cũng là xu hướng khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Có thể tham khảo Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay:

Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay

TẢI VỀ: Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay (Mẫu 1)

TẢI VỀ: Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay (Mẫu 2)

Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay? Cách viết email booking KOL? Quảng cáo không đúng về xuất xứ sản phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?

Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay? Cách viết email booking KOL? Quảng cáo không đúng về xuất xứ sản phẩm bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Cách viết email booking KOL? KOLs quảng cáo không đúng về xuất xứ sản phẩm quảng cáo có thể bị phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Bước 1: Viết tiêu đề: Tiêu đề email booking nên ngắn gọn, thu hút và thể hiện rõ nội dung của email để KOL biết bạn muốn gì ngay từ đầu.

Bước 2: Lời chào cá nhân hóa: Bắt đầu thư mời hợp tác với một lời chào thân thiện và cá nhân hóa, sử dụng tên của KOL. Điều này giúp tạo cảm giác gần gũi và chuyên nghiệp.

Bước 3: Giới thiệu bản thân và thương hiệu: Giới thiệu ngắn gọn về bạn và thương hiệu bạn đại diện. Giải thích lý do tại sao bạn chọn KOL này để hợp tác.

Bước 4: Mô tả chiến dịch và mục tiêu: Trình bày chi tiết về chiến dịch mà bạn đang muốn KOL tham gia, bao gồm mục tiêu của chiến dịch và lý do bạn nghĩ rằng KOL phù hợp với dự án này.

Bước 5: Nêu rõ yêu cầu hợp tác: Đề cập đến những gì bạn mong đợi từ KOL, như loại nội dung họ sẽ tạo ra, số lượng bài đăng, và thời gian thực hiện.

Bước 6: Quyền lợi và đề xuất hợp tác: Đưa ra những quyền lợi mà KOL sẽ nhận được khi tham gia, bao gồm thù lao, sản phẩm miễn phí, hoặc cơ hội hợp tác lâu dài.

Bước 7: Lời kêu gọi hành động: Khuyến khích KOL trả lời email hoặc đặt lịch hẹn để thảo luận chi tiết hơn. Đảm bảo rằng bạn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của họ.

Bước 8: Cảm ơn và kết thúc email: Kết thúc lời đề nghị hợp tác bằng một lời cảm ơn chân thành vì KOL đã dành thời gian đọc và xem xét đề xuất của bạn.

Bước 9: Chữ ký chuyên nghiệp: Kết thúc email booking KOL bằng chữ ký chuyên nghiệp, bao gồm tên, chức vụ, và thông tin liên hệ của bạn.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Theo khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:

Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

Theo đó, hành vi quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm quảng cáo là hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo và sẽ chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) quy định mức phạt đối với hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm như sau:

Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

Theo đó, đối với hành vi quảng cáo không đúng về xuất xứ sản phẩm thì KOLs có thể bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ và hậu quả của hành vi.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần cá nhân (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).

06 hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng?

06 hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
...

Theo đó, nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

(1) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng 2018;

(2) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

(3) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

(4) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

(5) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

(6) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
361 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào