Mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp là mẫu nào? Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế là bao lâu?
Mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp là mẫu nào? Đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp dùng để làm gì?
Đơn xin xác nhận quyền thừa kế là một loại văn bản mà cá nhân hoặc tổ chức lập ra để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền hưởng di sản của mình.
Hiện nay, pháp luật hiện hành và Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp.
Có thể tham khảo mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp sau đây:
Tải về Mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp.
Hướng dẫn điền mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp:
(1) Ghi ngày, tháng, năm mà Quý khách hàng lập văn bản đề nghị xác nhận quyền thừa kế;
(2) Ghi tên của cơ quan nơi khách hàng Công chứng hoặc chứng thực văn bản đề nghị xác nhận quyền thừa kế, ví dụ như Ủy ban nhân dân xã...../Phòng công chứng số .....;
(3) Ghi rõ họ tên của người viết đơn xin xác nhận quyền thừa kế, nếu trường hợp là các đồng thừa kế cùng viết đơn thì ghi Chúng tôi gồm và ghi rõ họ tên của từng đồng thừa kế;
(4) Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người viết đơn đề nghị (ngày tháng năm sinh của từng người được ghi trong đơn đề nghị);
(5) Ghi rõ địa chỉ được thể hiện trên sổ hộ khẩu, trên cơ sở dữ liệu về cư trú của người viết đơn đề nghị; đối với những trường hợp Quý khách hàng không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì có thể ghi địa chỉ đăng ký tạm trú;
(6) Ghi rõ quan hệ giữa người viết đơn xác nhận quyền thừa kế (người nhận thừa kế) với người để lại di sản thừa kế (người đã mất);
(7) Ghi rõ họ và tên của người để lại di sản thừa kế;
(8) Ghi Giấy tờ để chứng minh quan hệ giữa người viết đơn xác nhận quyền thừa kế, người thừa kế với người để lại di sản thừa kế;
(9) Ngày người để lại di sản thừa kế mất được thể hiện trên Giấy chứng tử do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp và các tài sản cụ thể.
Mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp là mẫu nào? Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình là bao lâu? Kể từ thời điểm nào?
Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Và căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ Luật Dân sự 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 Bộ Luật Dân sự 2015.
Người nhận thừa kế có phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 thì người nhận thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Cụ thể:
- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.