Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học mới? Đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nộp cho ai?

Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học mới nhất? Đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nộp cho ai? Trúng tuyển đại học nhưng muốn đi nghĩa vụ quân sự trước khi nhập học có được hay không?

Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học mới?

Sinh viên đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

Để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học sinh viên cần phải làm đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Tham khảo mẫu Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học dưới đây:

 Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học (Mẫu 1)

TẢI VỀ: Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học (Mẫu 1)

TẢI VỀ: Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học (Mẫu 2)

Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học mới? Đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nộp cho ai?

Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học mới? Đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nộp cho ai? (Hình từ Internet)

Đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nộp cho ai?

Theo Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ như sau:

Thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền cho sinh viên tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học đại học.

Do đó, Đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nộp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Trúng tuyển đại học nhưng muốn đi nghĩa vụ quân sự trước khi nhập học có được không?

Căn cứ theo Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Bảo lưu kết quả trúng tuyển
1. Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
a) Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Thí sinh thuộc diện quy định tại khoản 1 phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Ngay sau khi đủ điều kiện đi học trở lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo, trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, cơ sở đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức.

Và theo quy định tại Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau:

Điều kiện xuất ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này.

Và theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Theo đó, người trúng tuyển đại học, đã có giấy báo trúng tuyển mà tham gia nghĩa vụ quân sự thì được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong thời gian tối thiểu 3 năm.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự và được xuất ngũ người trúng tuyển đại học phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo.

Đối với trường hợp có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, cơ sở đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
2,196 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào