Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định là mẫu nào?

Cho tôi hỏi hiện nay có văn bản nào quy định về mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động không? Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt như thế nào? Câu hỏi của anh P.N.M từ Bảo Lộc.

Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là mẫu nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động và người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

(2) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

(3) Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam.

Hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014Nghị định 115/2015/NĐ-CP đều không quy định về mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Công văn 1511/LĐTBXH-BHXH năm 2020 về hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người sử dụng lao động và người lao động có thể áp dụng mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ban hành kèm theo Công văn này.

Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là mẫu nào?

TẢI VỀ mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động tại đây.

Lưu ý: Khi tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người sử dụng lao động chỉ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là mẫu nào?

Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Số tiền đóng bù sau khi hết thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có phải tính lãi chậm đóng không?

Số tiền đóng bù sau khi hết thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, theo quy định, sau khi hết thời hạn tạm dừng đóng bảo hiểm, người sử dụng lao động và người lao động phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.

Số tiền đóng bù này không phải tính lãi chậm đóng.

Thời điểm tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính từ ngày nào?

Thời điểm tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
...
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này. Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.
5. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam được thực hiện như sau:
a) Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội;
b) Sau thời gian tạm giam, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.
...

Như vậy, theo quy định, thời điểm tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị tạm dừng đóng bảo hiểm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,171 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào