Mẫu đơn xin nghỉ phép tránh bão số 4 dành cho người lao động? Người lao động được nghỉ phép tránh bão số 4 bao nhiêu ngày?
Mẫu đơn xin nghỉ phép tránh bão số 4 dành cho người lao động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Nội dung tin dự báo, cảnh báo bão
1. Tiêu đề tin bão: được ghi tương ứng theo tên từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 9 Quyết định này kèm theo số hiệu cơn bão được xác định theo thứ tự các cơn bão hoạt động trên Biển Đông trong năm; không đặt số hiệu cho những cơn bão gần Biển Đông.
...
Theo đó, số hiệu cơn bão được xác định theo thứ tự các cơn bão hoạt động trên Biển Đông trong năm và không đặt số hiệu cho những cơn bão gần Biển Đông.
Như vậy, bão số 4 được hiểu là cơn bão thứ 4 hoạt động trên Biển Đông tính trong một năm.
Người lao động có thể chủ động xin nghỉ phép để tránh bão theo mẫu sau:
Tham khảo Mẫu đơn xin nghỉ phép tránh bão số 4 tại đây Tải
Tham khảo thêm một số mẫu thông báo nghỉ tránh bão dành cho doanh nghiệp, công ty:
>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 1): Tải về
>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 2): Tải về
>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 3): Tải về
>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 4): Tải về
Mẫu đơn xin nghỉ phép tránh bão số 4 dành cho người lao động? Người lao động được nghỉ phép tránh bão số 4 bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ phép hưởng lương tránh bão số 4 bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
...
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
...
Theo đó, lịch nghỉ phép sẽ do người sử dụng lao động ban hành nhưng vẫn cho phép người lao động được thỏa thuận với phía công ty để nghỉ phép hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần theo quy định.
Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, người lao động có thể chủ động xin nghỉ phép tránh bão theo diện phép năm hoặc xin nghỉ không hưởng lương nhưng cần có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Thời gian xin nghỉ phép tránh bão số 4 cụ thể sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Trường hợp người lao động nghỉ việc tránh bão theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời gian nghỉ việc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan đó.
Hướng dẫn cách phòng chống bão số 4 đối với cửa sổ, cửa đi, cửa kính?
Theo Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:
Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai
Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây:
1. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:
...
c) Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
d) Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
đ) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
...
Như vậy, một trong những biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới là thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa.
Theo đó, có thể tham khảo gia cố cửa sổ, cửa đi, cửa kính phòng tránh siêu bão số 4 theo Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng phòng và giảm thiểu thiệt hại do gió, bão cho nhà và công trình của Bộ xây dựng như sau:
Tải về Chi tiết hướng dẫn kỹ thuật xây dựng phòng và giảm thiểu thiệt hại do gió, bão cho nhà và công trình:
Hướng dẫn chi tiết gia cố cửa sổ, cửa đi, cửa kính như sau:
- Thanh chống đứng bằng thép hộp, thép v, thép ống buộc sát cửa cuốn, phần chân cây chống gia cố chắc vào sàn.
- Thanh giằng ngang bằng thép hộp thép v, thép ống buộc sát cửa sắt xếp và tường nhà.
- Dùng các xe tải, xe bồn hoặc xe công ten nơ đặt sát trước các hệ vách kính tấm lớn.
- Cài chặt các then, chốt cửa đi, cửa sổ. Neo cửa bằng đòn tre, gỗ, sắt vào tường nhà để chống gió giật bung cửa;
- Bịt cửa sổ bằng các tấm ván có kích thước rộng hơn cửa - bịt các khe hở giữa tường và mái, phần chân tường sát đất, các lỗ thông gió trên cửa để tránh gió luồn vào nhà gây tốc mái;
- Phần kính dán băng dính bản rộng để giảm thiểu bị vỡ kính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.