Mẫu Đơn xin miễn sinh hoạt Đảng như thế nào? Đảng viên có thể được miễn sinh hoạt Đảng trong những trường hợp nào?
Mẫu Đơn xin miễn sinh hoạt Đảng như thế nào?
Mẫu Đơn xin miễn sinh hoạt Đảng (Hình từ Internet)
Đảng viên có thể tham khảo mẫu đơn xin miễn sinh hoạt Đảng sau đây:
TẢI VỀ Mẫu Đơn xin miễn sinh hoạt Đảng
(Mẫu đơn mang tính chất tham khảo)
Đảng viên có thể được miễn sinh hoạt Đảng trong những trường hợp nào?
Các trường hợp được xem xét, quyết định miễn sinh hoạt đảng được quy định tại Điều 7 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
Điều 7.
Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng do chi bộ xem xét, quyết định.
Theo đó, Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng do chi bộ xem xét, quyết định.
Đảng viên được xem xét và quyết định miễn sinh hoạt Đảng có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Đảng viên được xem xét và quyết định miễn sinh hoạt Đảng được quy định tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Đảng viên xin miễn công tác và sinh hoạt đảng
7.1. Đảng viên tuổi cao, sức khoẻ yếu không thể tham gia sinh hoạt đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng, chi bộ xem xét, quyết định. Chi uỷ hoặc bí thư chi bộ báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp biết.
7.2. Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có quyền hạn và trách nhiệm sau:
7.2.1. Được dự đại hội đảng viên; được cung cấp thông tin theo quy định tại Mục 2.1 nếu đảng viên đó yêu cầu.
7.2.2. Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn.
7.2.3. Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
7.2.4. Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm kỷ luật đảng thì xử lý kỷ luật như đối với đảng viên đang sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng.
Theo đó, Đảng viên được xem xét và quyết định miễn sinh hoạt Đảng có những quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
- Được dự đại hội đảng viên; được cung cấp thông tin theo quy định tại Mục 2.1 Mục 2 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành nếu đảng viên đó yêu cầu.
- Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn.
- Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
- Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm kỷ luật đảng thì xử lý kỷ luật như đối với đảng viên đang sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng.
Đảng viên có những quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
Quyền của Đảng viên được quy định tại Mục 2 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
- Quyền được thông tin của đảng viên
Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ đảng thông tin cho đảng viên các thông tin về
+ Tình hình, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị;
+ Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
+ Thời sự trong nước, thế giới… phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng
Thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.
+ Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó;
+ Chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương.
Những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.
- Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng khi xem xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.