Mẫu Đơn xin đưa thi hài người Việt Nam chết ở nước ngoài về nước mới nhất hiện nay theo mẫu nào?
Mẫu Đơn xin đưa thi hài người Việt Nam chết ở nước ngoài về nước mới nhất hiện nay theo mẫu nào?
Mẫu Đơn xin đưa thi hài người Việt Nam chết ở nước ngoài về nước mới nhất hiện nay được thực hiện theo Mẫu số 01/NG-LS ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BNG.
Dưới đây là hình ảnh mẫu Đơn xin đưa thi hài người Việt Nam chết ở nước ngoài về nước mới nhất:
TẢI VỀ Mẫu Đơn xin đưa thi hài người Việt Nam chết ở nước ngoài về nước mới nhất 2023
Trường hợp nào không được đưa thi hài người Việt Nam chết ở nước ngoài về nước?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BNG quy định như sau:
Thi hài, hài cốt, tro cốt được phép đưa về Việt Nam
1. Trừ trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này, thi hài, hài cốt, tro cốt có thể đưa về Việt Nam, nếu người chết là:
a. Công dân Việt Nam có đăng ký thường trú tại Việt Nam;
b. Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) thường trú tại Việt Nam;
c. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
2. Việc đưa về Việt Nam thi hài, hài cốt, tro cốt của những người thuộc diện chưa được phép nhập cảnh vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Không đưa về Việt Nam thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007 (bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola); Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh).
Căn cứ trên quy định không đưa về Việt Nam thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023). Trong đó, các loại bệnh truyền nhiễm cụ thể là:
- Bệnh cúm A-H5N1;
- Bệnh dịch hạch;
- Bệnh đậu mùa;
- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola); Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg);
- Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile);
- Bệnh sốt vàng;
- Bệnh tả;
- Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút;
- Bệnh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh).
Lưu ý: Việc đưa về Việt Nam thi hài, hài cốt, tro cốt của những người thuộc diện chưa được phép nhập cảnh vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
Mẫu Đơn xin đưa thi hài người Việt Nam chết ở nước ngoài về nước mới nhất hiện nay theo mẫu nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc đưa thi hài người Việt Nam chết ở nước ngoài về nước như thế nào?
Theo Điều 2 Thông tư 01/2011/TT-BNG quy định như sau:
Nguyên tắc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam
1. Việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam phải phù hợp với nguyện vọng của thân nhân người chết, truyền thống của dân tộc và phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được quy định tại Điều 4 Thông tư này cấp Giấy phép.
2. Việc vận chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt qua biên giới phải tuân thủ các quy định pháp luật về hải quan, kiểm dịch y tế của Việt Nam và của nước ngoài có liên quan.
3. Các chi phí liên quan tới việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam do người đề nghị cấp Giấy phép hoặc thân nhân người chết chi trả.
Theo đó, việc đưa thi hài người Việt Nam chết ở nước ngoài về nước cần đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Việc đưa thi hài về Việt Nam phải phù hợp với nguyện vọng của thân nhân người chết, truyền thống của dân tộc và phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2011/TT-BNG cấp Giấy phép.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép là Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) nơi có người chết hoặc Cơ quan đại diện kiêm nhiệm nước đó hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất, nếu ở nước có người chết không có Cơ quan đại diện.
- Việc vận chuyển thi hài qua biên giới phải tuân thủ các quy định pháp luật về hải quan, kiểm dịch y tế của Việt Nam và của nước ngoài có liên quan.
- Các chi phí liên quan tới việc đưa thi hài về Việt Nam do người đề nghị cấp Giấy phép hoặc thân nhân người chết chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.