Mẫu đơn trình báo mất tài sản mới nhất hiện nay? Bị trộm mất tài sản có giá trị từ bao nhiêu tiền thì có thể trình báo công an?
Mẫu đơn trình báo mất tài sản mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu đơn trình báo mất tài sản ở đâu?
Đơn trình báo mất tài sản là một văn bản chính thức do cá nhân hoặc tổ chức lập ra để báo cáo với cơ quan chức năng (thường là công an hoặc chính quyền địa phương) về việc bị mất tài sản.
Trong đơn, người viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tài sản bị mất, hoàn cảnh xảy ra sự việc, cũng như yêu cầu cơ quan chức năng điều tra và hỗ trợ tìm kiếm tài sản.
Nội dung của đơn trình báo mất tài sản thường bao gồm các phần:
(1) Thông tin người viết đơn: Họ tên, địa chỉ, số CMND/CCCD.
(2) Thông tin tài sản bị mất: Mô tả chi tiết về tài sản như loại tài sản, giá trị, tình trạng trước khi mất, đặc điểm nhận diện.
(3) Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc: Ghi rõ thời gian và địa điểm mà người viết phát hiện mất tài sản.
(4) Diễn biến sự việc: Mô tả chi tiết quá trình xảy ra vụ việc, các nghi ngờ liên quan nếu có.
(5) Yêu cầu của người viết đơn: Đề nghị cơ quan chức năng điều tra, làm rõ sự việc và giúp thu hồi lại tài sản.
Đơn trình báo mất tài sản thường được sử dụng trong các trường hợp như trộm cắp, cướp giật, mất mát tài sản không rõ nguyên nhân... Nó là cơ sở để cơ quan chức năng tiếp nhận vụ việc và tiến hành điều tra, xử lý theo pháp luật.
* Sau đây là một số mẫu đơn trình báo mất tài sản mà người đọc có thể tham khảo:
- Mẫu đơn trình báo mất tài sản số 1: TẢI VỀ
- Mẫu đơn trình báo mất tài sản số 2: TẢI VỀ
- Mẫu đơn trình báo mất tài sản số 3: TẢI VỀ
- Mẫu đơn trình báo mất tài sản số 4: TẢI VỀ
- Mẫu đơn trình báo mất tài sản số 5: TẢI VỀ
Mẫu đơn trình báo mất tài sản mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Bị trộm mất tài sản có giá trị từ bao nhiêu tiền thì có thể trình báo công an?
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Pháp luật Việt Nam hiện không quy định mức giá trị tối thiểu của tài sản bị mất trộm để người dân có thể trình báo công an.
Trình báo mất trộm là quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tố giác tội phạm và bảo vệ an ninh trật tự.
Vì vậy, dù tài sản bị trộm có giá trị nhỏ thì người dân vẫn hoàn toàn có thể trình báo sự việc với cơ quan công an để được hỗ trợ và điều tra.
Cá nhân có hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, cá nhân có hành vi đột nhập vào nhà người khác để trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Đối với người nước ngoài có hành vi trộm cắp tài sản thì ngoài mức phạt hành chính thì còn bị trục xuất về nước.
Ngoài ra, cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
(1) Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thoát;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Tái phạm nguy hiểm.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài mức truy cứu trách nhiệm hình sự trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.