Mẫu đơn đề nghị giám định tai nạn lao động lần đầu của người lao động thuộc Bộ Quốc phòng mới nhất?
Mẫu đơn đề nghị giám định tai nạn lao động lần đầu của người lao động thuộc Bộ Quốc phòng mới nhất?
Mẫu đơn đề nghị giám định tai nạn lao động lần đầu của người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 136/2020/TT-BQP như sau:
Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Hồ sơ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, thực hiện như sau:
1. Đơn đề nghị giám định TNLĐ, BNN (lần đầu hoặc tái phát hoặc giám định tổng hợp) của người lao động (Mẫu số 14-HBQP).
2. Văn bản đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trong trường hợp chuyển hồ sơ đến Bộ Quốc phòng giới thiệu người lao động đi khám GĐYK.
3. Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền hoặc của BHXH Bộ Quốc phòng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT .
4. Ngoài hồ sơ hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, có thêm:
a) Trường hợp đề nghị giám định thương tật lần đầu do TNLĐ: Hồ sơ theo hướng dẫn tại các khoản 3, 4, 6 Điều 13 Thông tư này kèm theo bản sao sổ BHXH và bản chính hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định;
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị giám định tai nạn lao động lần đầu của người lao động thuộc Bộ Quốc phòng được quy định theo Mẫu số 14-HBQP ban hành kèm theo Thông tư 136/2020/TT-BQP.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị giám định tai nạn lao động lần đầu của người lao động thuộc Bộ Quốc phòng tại đây.
Mẫu đơn đề nghị giám định tai nạn lao động lần đầu của người lao động thuộc Bộ Quốc phòng mới nhất? (Hình từ Internet)
Nộp hồ sơ giám định tai nạn lao động lần đầu cho cơ quan nào?
Hình thức nộp hồ sơ giám định tai nạn lao động lần đầu được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 136/2020/TT-BQP như sau:
Quy trình, trách nhiệm giới thiệu giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối với người lao động: Nộp hồ sơ giám định theo hướng dẫn tại khoản 1 và điểm a khoản 4 (trừ khoản 3 Điều 13), hoặc điểm b khoản 4 (trừ khoản 5 Điều 14) hoặc điểm c, hoặc điểm d, hoặc điểm đ khoản 4 Điều 12 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
2. Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ GĐYK theo quy định và chuyển hồ sơ lên cơ quan nhân sự cấp trên đến cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ.
3. Cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: Tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan nhân sự cấp dưới, thẩm định giới thiệu người lao động đi giám định theo thẩm quyền, hoặc chuyển hồ sơ đến BHXH Bộ Quốc phòng thẩm định, giới thiệu, sau đó nhận lại hồ sơ từ BHXH Bộ Quốc phòng để chuyển đến Hội đồng GĐYK theo giấy giới thiệu của BHXH Bộ Quốc phòng.
...
Như vậy, theo quy định, người lao động nộp hồ sơ giám định tai nạn lao động lần đầu cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ giám định y khoa theo quy định và chuyển hồ sơ lên cơ quan nhân sự cấp trên đến cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ.
Cơ quan nào có thẩm quyền giới thiệu giám định tai nạn lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động lần đầu có quân hàm Thiếu tá?
Thẩm quyền giới thiệu giám định được quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 136/2020/TT-BQP như sau:
Quy trình, trách nhiệm giới thiệu giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
4. Thẩm quyền giới thiệu giám định
a) Cơ quan nhân sự thẩm định hồ sơ báo cáo Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền giới thiệu đến Hội đồng GĐYK cấp có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng (trừ Hội đồng GĐYK Bộ Quốc phòng, Hội đồng GĐYK BNN Bộ Quốc phòng, Hội đồng GĐYK Bệnh viện quân y 175) đối với người lao động có quân hàm Đại úy hoặc mức lương tương đương cấp Đại úy trở xuống khi bị TNLĐ lần đầu;
b) BHXH Bộ Quốc phòng thẩm định hồ sơ, giới thiệu ra Hội đồng GĐYK Bộ Quốc phòng, Hội đồng GĐYK BNN Bộ Quốc phòng, Hội đồng GĐYK Bệnh viện quân y 175 đối với người lao động bị TNLĐ lần đầu có quân hàm Thiếu tá hoặc mức lương tương đương cấp Thiếu tá trở lên (tính tại thời điểm giới thiệu giám định); giới thiệu giám định đối với người lao động mắc BNN và các trường hợp TNLĐ, BNN giám định lại, giám định thương tật, bệnh tật tái phát, giám định tổng hợp.
Như vậy, theo quy định, đối với người lao động bị tai nạn lao động lần đầu có quân hàm Thiếu tá thì Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng thẩm định hồ sơ, giới thiệu ra Hội đồng Giám định y khoa Bộ Quốc phòng, Hội đồng Giám định y khoa Bệnh nghề nghiệp Bộ Quốc phòng, Hội đồng Giám định y khoa Bệnh viện quân y 175.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.