Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Ai có quyền xem xét điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm gì đối với hoạt động kinh doanh?
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có quyền xem xét điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Ai có quyền xem xét điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
Cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận
1. Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.
2. Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận trong các trường hợp có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
3. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
4. Thời hạn xem xét, cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại hoặc được điều chỉnh nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Theo đó, Bộ Công Thương có quyền xem xét điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong các trường hợp có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.
Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
- Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm gì đối với hoạt động kinh doanh?
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
- Báo cáo ngay bằng văn bản với Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã kê khai để được cấp Giấy chứng nhận khi không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh hoặc khi có thay đổi về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 4 Nghị định này.
- Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo trong kỳ báo cáo.
- Định kỳ vào Thứ 5 hàng tuần báo cáo Bộ Công Thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.
- Báo cáo định kỳ theo quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có trụ sở chính, có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc xây dựng vùng nguyên liệu. Báo cáo định kỳ thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
- Tích cực triển khai xây dựng vùng nguyên liệu theo chính sách của Nhà nước; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình triển khai xây dựng vùng nguyên liệu với Bộ Công Thương và cơ quan liên quan theo quy định.
- Thương nhân báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều này không được hưởng các chính sách ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này cho đến khi thương nhân chấm dứt, khắc phục hành vi vi phạm.
- Căn cứ quy định của Nghị định này, Bộ Công Thương quy định cụ thể chế độ báo cáo của thương nhân quy định tại Điều này theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo thuận lợi cho thương nhân thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.