Mẫu đơn đề nghị chuyển từ mã số thuế cá nhân người phụ thuộc sang mã số thuế người nộp thuế? Tải về file word?

Mẫu đơn đề nghị chuyển từ mã số thuế cá nhân người phụ thuộc sang mã số thuế người nộp thuế? Mã số thuế được chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào? Mã số thuế người phụ thuộc chuyển sang mã số thuế cá nhân khi nào?

Mã số thuế người phụ thuộc chuyển sang mã số thuế cá nhân khi nào?

Theo điểm b khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
...
3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
...

Theo quy định trên, mã số thuế người phụ thuộc cũng chính là mã số thuế cá nhân của người đó, khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ thuế thì mã số thuế của người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân dùng để kê khai, nộp thuế theo quy định.

Như vậy, khi người phụ thuộc phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì mã số thuế của người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế chuyển thành mã số thuế cá nhân mà không phải làm thủ tục chuyển đổi.

Mẫu đơn đề nghị chuyển từ mã số thuế cá nhân người phụ thuộc sang mã số thuế người nộp thuế?

Mẫu đơn đề nghị chuyển từ mã số thuế cá nhân người phụ thuộc sang mã số thuế người nộp thuế? (Hình từ Internet)

Mẫu đơn đề nghị chuyển từ mã số thuế cá nhân người phụ thuộc sang mã số thuế người nộp thuế? Sử dụng mã số thuế như thế nào?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể Mẫu đơn đề nghị chuyển từ mã số thuế cá nhân người phụ thuộc sang mã số thuế người nộp thuế.

Có thể tham khảo Mẫu đơn đề nghị chuyển từ mã số thuế cá nhân người phụ thuộc sang mã số thuế người nộp thuế dưới đây:

Mẫu đơn đề nghị chuyển từ mã số thuế cá nhân người phụ thuộc sang mã số thuế người nộp thuế

TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị chuyển từ mã số thuế cá nhân người phụ thuộc sang mã số thuế người nộp thuế

Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo

Theo Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 thì việc sử dụng mã số thuế được quy định như sau:

- Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.

- Người nộp thuế phải cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế trên hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.

- Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách nhà nước, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế sử dụng mã số thuế của người nộp thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.

- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế.

- Tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp của người nộp thuế khi cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

- Khi bên Việt Nam chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện tại Việt Nam thì phải sử dụng mã số thuế đã cấp cho tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay.

- Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.

Mã số thuế được chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào?

Trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

(1) Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

(2) Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

- Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

- Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

- Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

- Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

- Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
877 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào