Mẫu đơn đề nghị cho phép khám bệnh chữa bệnh nhân đạo đối với cá nhân trong nước được quy định thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cho phép khám bệnh chữa bệnh nhân đạo đối với cá nhân trong nước được quy định thế nào?
- Cá nhân trong nước muốn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo thì cần đáp ứng điều kiện gì về trang thiết bị y tế và thuốc?
- Trường hợp cá nhân trong nước thực hiện khám bệnh chữa bệnh nhân đạo ngoài cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì phải được sự đồng ý của ai?
Mẫu đơn đề nghị cho phép khám bệnh chữa bệnh nhân đạo đối với cá nhân trong nước được quy định thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cho phép khám bệnh chữa bệnh nhân đạo được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BYT như sau:
Hồ sơ, thủ tục cho phép cá nhân, đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
...
2. Hồ sơ đề nghị cho phép cá nhân trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo như sau:
a) Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi cá nhân trong nước, nước ngoài dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
đ) Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
3. Hồ sơ đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được gửi như sau:
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cho phép khám bệnh chữa bệnh nhân đạo đối với cá nhân trong nước được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BYT.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị cho phép khám bệnh chữa bệnh nhân đạo đối với cá nhân trong nước tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cho phép khám bệnh chữa bệnh nhân đạo đối với cá nhân trong nước được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân trong nước muốn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo thì cần đáp ứng điều kiện gì về trang thiết bị y tế và thuốc?
Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 30/2014/TT-BYT như sau:
Điều kiện cho phép đối với cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
...
3. Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:
a) Có đủ dụng cụ y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cá nhân trong nước, nước ngoài đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
b) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề được cấp và phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật mà cá nhân trong nước, nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
5. Nếu cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đồng ý bằng văn bản.
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân trong nước muốn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo thì cần đáp ứng các điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc sau đây:
(1) Có đủ dụng cụ y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cá nhân trong nước đăng ký khám bệnh chữa bệnh nhân đạo.
(2) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
Trường hợp cá nhân trong nước thực hiện khám bệnh chữa bệnh nhân đạo ngoài cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì phải được sự đồng ý của ai?
Điều kiện cho phép đối với cá nhân trong nước thực hiện khám bệnh chữa bệnh nhân đạo được quy định tại Điều 7 Thông tư 30/2014/TT-BYT như sau:
Điều kiện cho phép đối với cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
...
3. Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:
a) Có đủ dụng cụ y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cá nhân trong nước, nước ngoài đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
b) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề được cấp và phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật mà cá nhân trong nước, nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
5. Nếu cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đồng ý bằng văn bản.
6. Nếu cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đồng ý bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định, trường hợp cá nhân trong nước thực hiện khám bệnh chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đồng ý bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.